Xử lý đối tượng rời hiện trường khi gây tai nạn giao thông như thế nào?

Do tâm lý lo sợ nên nhiều lái xe có hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn giao thông. Vậy Xử lý đối tượng rời hiện trường khi gây tai nạn giao thông như thế nào?. Bài viết dưới đây của Luật ACC sẽ trả lời cho cho câu hỏi đó.

1. Trách nhiệm của người gây ra tai nạn giao thông?

Khoản 1 Điều 38 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định người điều khiển phương tiện và những người liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn có trách nhiệm sau đây:

  • Dừng ngay phương tiện; giữ nguyên hiện trường; cấp cứu người bị nạn và phải có mặt khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu;
  • Ở lại nơi xảy ra tai nạn cho đến khi người của cơ quan công an đến, trừ trường hợp người điều khiển phương tiện cũng bị thương phải đưa đi cấp cứu hoặc phải đưa người bị nạn đi cấp cứu hoặc vì lý do bị đe dọa đến tính mạng, nhưng phải đến trình báo ngay với cơ quan công an nơi gần nhất;
  • Cung cấp thông tin xác thực về vụ tai nạn cho cơ quan có thẩm quyền.

2. Gây tai nạn giao thông có được rời khỏi hiện trường không?

Khoản 17 Điều 8 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định hành vi bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Người gây tai nạn giao thông phải ở lại nơi xảy ra tai nạn đến khi người của cơ quan công an đến.

Tuy nhiên, theo điểm b khoản 1 Điều 38 Luật giao thông đường bộ năm 2008 có 3 trường hợp người gây tai nạn được quyền rời khỏi hiện trường mà không phải chịu trách nhiệm pháp lý, cụ thể:

  • Tài xế bị thương phải đưa đi cấp cứu;
  • Tài xế đưa nạn nhân đi cấp cứu;
  • Tài xế cảm thấy bị đe dọa đến tính mạng. Trường hợp này thường xuyên xảy ra trên thực tế, khi người điều khiển phương tiện gây tai nạn, người nhà nạn nhân hoặc những người dân xung quanh họ thường không tìm hiểu nguyên nhân mà tiến hành hành hung người điều khiển phương tiện giao thông. Trong những trường hợp như vậy người gây tai nạn giao thông nên rời khỏi hiện trường và phải đến cơ công an gần nhất để trình báo vụ việc.

Như vậy, khi rơi vào các trường hợp trên người gây tai nạn giao thông có thể rời khỏi hiện trường, xong phải tới trình báo tại trụ sở công an gần nhất.

Lưu ý, việc rời khỏi hiện trường khác với việc bỏ trốn, nếu người gây tai nạn giao thông  để lại xe và rời khỏi hiện trường, sau đó đến trình diện tại cơ quan công an thì không bị coi là bỏ trốn.

3. Gây tai nạn có được rời khỏi hiện trường trốn tránh trách nhiệm bị xử lý như thế nào?

3.1 Xử phạt vi phạm hành chính

Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và giao thông đường bộ quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm của người gây tai nạn bỏ trốn khỏi hiện trường để trốn tránh trách nhiệm. .Mức phạt khác nhau tùy theo loại phương tiện. Đặc biệt:

Phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

Theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt mà người gây tai nạn giao thông không dừng xe, không ở lại hiện trường, bỏ trốn, đầu thú. báo cáo. , Không tham gia sơ cứu người bị nạn: Phạt tiền 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

Phạt người đi mô tô, xe gắn máy

Không dừng xe gây tai nạn giao thông, không bảo vệ hiện trường, bỏ trốn mà không báo cơ quan có thẩm quyền, không tham gia sơ cứu người bị nạn: Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. Nghị định 100/2019/NĐ - CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

3.2. Trách nhiệm hình sự

Theo khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

  • Không có giấy phép lái xe theo quy định;
  • Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;
  • Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
  • Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
  • Làm chết 02 người;
  • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:
  • Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

Như vậy, người gây tai nạn sau đó rời khỏi hiện trường để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn được quy định là một tình tiết định khung tăng nặng trong tội vi phạm quy định về tham gia giao thông theo khoản 2 điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Mức phạt cao nhất đối với hành vi rời khỏi hiện trường để trốn tránh trách nhiệm  là 10 năm tù.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Cơ sở pháp lý

  • Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017;
  • Luật giao thông đường bộ năm 2008;
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Trên đây là nội dung về Xử lý đối tượng rời hiện trường khi gây tai nạn giao thông như thế nào? Luật ACC cập nhật được xin gửi đến các bạn đọc, hi vọng với nguồn thông tin này sẽ là nguồn kiến thức hữu ích giúp các bạn hiểu hơn vấn đề trên. Trong quá trình tìm hiểu nếu có vấn đề thắc mắc vui lòng liên hệ công ty Luật ACC để được hỗ trợ ngay. Hãy theo dõi website của chúng tôi để nhận được các bài viết hay về các lĩnh vực khác nữa nhé.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1027 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo