Xói mòn đất là gì (cập nhật mới 2022)

 Đối với sản xuất nông nghiệp thì nước và gió là hai tác nhân quan trọng nhất gây ra xói mòn và các tác nhân này có mức độ ảnh hưởng tăng giảm khác nhau theo các hoạt động của con người đối với đất đai. Hãy cùng ACC tìm hiểu xói mòn là gì, xói mòn có ảnh hưởng gì?

Xói Mòn 1 Min

1. Xói mòn đất là gì?

Xói mòn đất (Xói mòn đất trong tiếng anh là soil erosion) là quá trình tự nhiên làm ảnh hưởng đất tất cả các dạng địa hình, cụ thể làm mất lớp đất trên mặt và phá hủy các tầng đất bên dưới do tác động của nước mưa băng tuyết tan hoặc do gió. Sự tác động này có thể sẽ để lại tình trạng xói mòn nặng nhẹ khác nhau. Do tác nhân từ gió và nước nên đất sẽ bị ăn mòn và đặc biệt là do tác động từ con người. 

Đối với đất nông nghiệp khi con người thực hiện chăn thả hoặc chặt phá rừng liên tục, làm nương rẫy du canh sẽ khiến cho đất bị tác động và xói mòn. Càng ngày nếu không được phục hồi thì tình trạng này sẽ ngày càng bị nặng hơn, thậm chí gây ra sạt lở đất nghiêm trọng.

2. Các kiểu xói mòn đất

Xói mòn đất do gió

Xói mòn tại một sa mạc

Kiểu xói mòn do gió là hiện tượng xói mòn gây ra bởi sức gió. Ðây là hiện tượng xói mòn có thể xảy ra ở bất kì nơi nào khi có những điều kiện thuận lợi sau đây:

  • Ðất khô, tơi và bị tách nhỏ đến mức độ gió có thể cuốn đi (thông thường là đất cát)
  • Mặt đất phẳng, có ít thực vật che phủ thuận lợi cho việc di chuyển của gió
  • Diện tích đất đủ rộng và tốc độ gió đủ mạnh để mang được các hạt đất đi

Nguyên lý:khi tốc độ gió vượt qua một mức độ nhất định sẽ gây xói mòn. Động lực gió tác động lên các bạt đất bề mặt làm chúng lăn, va vào các hạt khác, cứ như thế tiếp tục tạo một dây chuyền. Những hạt đất bị gió cuốn khỏi mặt đất khi rơi xuống tác động mạnh mẽ hơn vào các hạt khác, tạo nên sự kích thích chuyển động. Sự va chạm cơ học đã bào mòn lớp đất mặt

Ảnh hưởng của xói mòn do gió gây ra khá phức tạp, đất bị chuyển dịch đi có thể dưới các hình thức nhảy cóc, trườn trên bề mặt hoặc bay lơ lửng Tùy vào tốc độ gió có thể có xói mòn cục bộ, xói mòn thường xuyên. Xói mòn cục bộ xuất hiện khi tốc độ gió <12 – 15 m/s. Lốc bụi: là dạng xói mòn do gió nguy hại nhất, đất bị xói mòn nhanh khi tốc độ gió > 15 m/s. Lốc bụi bốc cả bụi cát, bào mòn 1 vùng này, phủ kín một vùng khác, làm lấp các làng mạc, ruộng vườn

Xói mòn do nước

Kiểu xói mòn do nước gây ra do tác động của nước chảy tràn trên bề mặt (nước mưa, băng tuyết tan hay tưới tràn), hiện tượng xói mòn do nước gây ra đối với đất sản xuất nông nghiệp thường mạnh nhất ở các bề mặt đất trống, sau khi làm đất chuẩn bị gieo trồng.

Về lý thuyết, xói mòn mặt đất có hai quá trình vật lý cơ bản xảy ra đó là tác động phá vỡ hạt đất và tác động cuốn trôi của dòng chảy. Trong quá trình mưa, khi lực của giọt nước mưa hay dòng chảy tác động lên bề mặt đất sẽ phát sinh ra phản lực. Hai lực đó không cân bằng nhau và thông thường lực tác động của nước lớn hơn lực đề kháng của đất nên đã gây ra xói mòn (Nguyễn Xuân Quát, 1994).

Về nguyên lý, Ellison (1994) đã xác định tác nhân gây xói mòn mạnh nhất là xung lực hạt mưa đập vào mặt đất, đồng thời tác giả đã chia quá trình này thành 3 pha:

  • Pha 1: Tách các hạt đất ra khỏi khối đất
  • Pha 2: Di chuyển các phần tử tách ra đi nơi khác
  • Pha 3: Lắng đọng chúng ở một nơi khác

Nếu hạn chế được pha 1, thì sẽ không xảy ra pha 2 và pha 3

Dòng chảy của nước có thể tạo ra các rãnh xói, khe xói hoặc bị bóc theo từng lớp, người ta chia kiểu xói mòn do nước gây ra thành các dạng:

  • Xói mòn thẳng là sự xói lở đất, đá mẹ theo những dòng chảy tập trung, ăn sâu tạo ra các rãnh xói và mương xói.
  • Xói mòn phẳng là sự rửa trôi đất một cách tương đối đồng đều trên bề mặt do nước chảy dàn đều, đất bị cuốn đi theo từng lớp, phiến. Khi lớp đất trên bề mặt bị xói mòn thì rất khó khôi phục và những thiệt hại của xói mòn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức sản xuất của đất. Ví dụ một phép tính đơn giản nếu đất bị xói mòn 1 cm đất thì trên 1 ha đất mất đi 100 m³ đất, tương đương 150 tấn, trong đó có 6 tấn mùn và 1,5 tấn đạm. Trong khi đó, ở vùng nhiệt đới có những nơi xói mòn làm mất 3 cm đất mặt hàng năm. Riêng vùng đồi núi hàng năm bình quân mất đi khoảng 2 cm điều này làm cho đất ở đây bị thoái hóa nhanh chóng. Trên những vùng đất cao, dốc, mưa lớn còn tạo nên những dòng chảy cực đại trên sườn dốc và ngoài việc bào mòn lớp đất mặt chúng còn có khả năng tạo ra những dòng xói hoặc rãnh xói. Có rãnh sâu 5 – 6 m tới tận lớp đá mẹ và làm mất đi hoàn toàn khả năng sản xuất của đất đai.

3. Xói mòn đất gây những tác hại gì?

Mất đất do xói mòn: Lượng đất mất do xói mòn là rất lớn và phụ thuộc vào độ dốc, chiều dài sườn dốc, thực trạng lớp phủ trên mặt đất, dao động từ 100 đến 500 tấn đất/ha/năm.Năng suất cây trồng: Năng suất cây trồng giảm nhanh, có khi không thu hoạch.

Tàn phá môi trường: Do xói mòn đất, nương rẫy chỉ gieo trồng vài ba vụ rồi bỏ, lại phá rừng đốt rẫy. Lâm sản bị tiêu hao rất nhiều. Sau nhiều lần phá như vậy, cuối cùng chỉ còn đồi núi trọc, hậu quả là đất đai bị thoái hóa. Khi rừng cây bị phá sẽ kèm theo nạn lũ lụt hạn, khí hậu thay đổi rõ rệt.

4. Kiểm soát xói mòn

4.1. Tăng cường sự thấm nước mưa vào trong đất 

Bằng việc duy trì dày đặc các rễ cây, nấm và tảo xuyên qua các lớp đất. Đồng thời cần bảo vệ và duy trì số lượng lớn các sinh vật trong đất như giun đất, kiến, mối… nhằm duy trì độ tơi xốp và cấu trúc bền vững cho đất. Nhờ vậy nước mưa có thể dễ dàng thấm qua và dẫn sâu vào trong lòng đất. Nước được giữ trong đất tốt hơn, lâu hơn. Nhờ đó mà lớp đất bề mặt rất giàu chất mùn sẽ được giữ lại.

4.2. Giảm lực xói mòn của mưa rơi xuống đất

Có thể che phủ mặt đất bằng cách trồng lớp thảm thực vật tự nhiên, hoặc bằng các vật liệu che phủ. Ví dụ như trồng thảm thực vật bằng cây họ đậu, các thực vật sống như dương xỉ, rêu hoặc các cây con. Hoặc bằng việc để cỏ dại trong vườn cũng cho hiệu quả che phủ bề mặt rất tốt. Các vật liệu che phủ tự nhiên có thể kể đến như: lá rụng, vỏ cây, cành nhánh cây bị gãy, tàn dư thực vật từ vụ trước… Bạn có thể tận dụng chúng để che phủ bề mặt đất rất tốt.

Đối với vườn cây lâu năm như cây ăn quả, có thể che phủ bằng cách trồng cây họ đậu, cỏ hoặc cây bò leo giữa các cây thân gỗ. Không chỉ các cây trồng mà cả cỏ cũng có thể đóng vai trò che phủ cho đất. Nếu có thể, tránh làm cỏ trước hoặc trong mùa mưa. Để tận dụng khả năng che phủ của chúng, tránh được sự cuốn trôi của nước mưa. Nếu cỏ dại cạnh tranh quá mạnh với các cây trồng khác trong vườn. Thì nên cắt bớt cỏ, và lượng cỏ được cắt nên bỏ lại tại chỗ để tạo một lớp che phủ bảo vệ cho đất. 

Giữ cỏ trong vườn cây ăn trái giúp tăng khả năng che phủ

4.3. Giảm tốc độ nước chảy xuống dốc

Các nền đất dốc là những nơi có khả năng bị xói mòn cao nhất. Bởi khi mưa lớn, tốc độ của dòng chảy trên đất dốc càng mạnh hơn. Để giảm tốc độ của dòng chảy, cần xây dựng các vật chống xói mòn dọc các đường đồng mức ở các khu vực đất dốc.

Bên cạnh việc xây dựng các vật chống xói mòn cần phải kết hợp với trồng các hàng cây chắn như trồng cỏ vetiver. Khi hàng cây chắn được trồng dày dọc theo đường đồng mức, bản thân chúng có thể trở thành một hàng rào sống không cần bất kỳ công trình xây dựng nào.

Trồng các hàng cây chắn dọc theo đường đồng mức để hạn chế xói mòn đất

Trên đây là toàn bộ bài viết về xói mòn (cập nhật mới nhất 2022). Hi vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo