Thủ tục xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất 2023

Thủ tục xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
Thủ tục xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất

Thủ tục xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất hay chính là việc giải trừ thế chấp (giải chấp) quyền sử dụng đất khi nghĩa vụ bảo đảm thực hiện được chấm dứt.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong hồ sơ đăng ký thế chấp là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của Luật đất đai năm 2013

Nhằm bảo đảm thực hiện cho việc thực hiện một nghĩa vụ, một khoản vay, hợp đồng,… bên thế chấp khi đó đăng ký một biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất. Đồng nghĩa với việc, sau khi hoàn thành nghĩa vụ được bảo đảm, việc xóa đăng ký thế chấp đối với tài sản là quyền sử dụng đất cũng được thực hiện.

Để thực hiện việc xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất đã đăng ký thế chấp trước đó, hồ sơ yêu cầu xóa đăng ký được tiến hành theo các thủ tục sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

  • Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất tại Cơ quan có thẩm quyền nơi đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất
  • Lưu ý: Trường hợp xóa thế chấp do “Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm” mà bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm không thực hiện xóa đăng ký thì người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm là cơ quan thi hành án dân sự; Văn phòng thừa phát lại trong trường hợp Văn phòng thừa phát lại thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật; cá nhân, pháp nhân mua tài sản thi hành án.

Hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất:

Người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất sau đây:

  • Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);
  • Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm;
  • Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Trường hợp xóa đăng ký do Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm, thì người yêu cầu đăng ký nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký thế chấp sau đây:

  • Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);
  • Văn bản đồng ý xóa đăng ký biện pháp bảo đảm của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) hoặc văn bản xác nhận giải chấp của bên nhận bảo đảm (01 bản chính hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu) trong trường hợp phiếu yêu cầu xóa đăng ký chỉ có chữ ký của bên bảo đảm;
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
  • Văn bản xác nhận kết quả xử lý tài sản bảo đảm của cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).

Trường hợp xóa đăng ký thuộc một trong các trường hợp:

“(1) Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm; (2) Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; (3) Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu”: tùy từng trường hợp cụ thể, người yêu cầu đăng ký nộp các loại giấy tờ:

  • Phiếu yêu cầu xóa đăng ký (01 bản chính);
  • Bản chính Giấy chứng nhận đối với trường hợp đăng ký biện pháp bảo đảm mà trong hồ sơ đăng ký có Giấy chứng nhận;
  • Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu).
  • Và một trong các giấy tờ sau đây (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu):
    • Văn bản giải chấp; văn bản thanh lý hợp đồng thế chấp; hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoặc văn bản khác chứng minh việc xử lý xong toàn bộ tài sản thế chấp;
    • Căn cứ chứng minh việc tài sản bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ hoặc quyết định phá dỡ, tịch thu tài sản có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
    • Bản án, quyết định của Tòa án, quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp thế chấp, tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

  • Trường hợp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp trực tiếp, thì sau khi nhận hồ sơ, người tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký.
    • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, người tiếp nhận vào Sổ tiếp nhận, cấp cho người yêu cầu Phiếu hẹn trả kết quả.
    • Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, người tiếp nhận hướng dẫn để người yêu cầu đăng ký trực tiếp hoàn thiện hồ sơ hoặc lập văn bản hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định của pháp luật.
  • Trường hợp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm được nộp qua đường bưu điện hoặc qua thư điện tử, thì sau khi nhận được hồ sơ, người tiếp nhận kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký.
    • Trường hợp hồ sơ hợp lệ, người tiếp nhận vào sổ tiếp nhận.
    • Trường hợp hồ sơ  không hợp lệ, ngay trong ngày nhận hồ sơ, người tiếp nhận lập văn bản từ chối tiếp nhận và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Văn bản từ chối tiếp nhận và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ được gửi trả lại cùng hồ sơ xóa đăng ký cho người yêu cầu qua đường bưu điện có bảo đảm trong trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu điện hoặc gửi qua thư điện tử trong trường hợp hồ sơ được gửi qua thư điện tử.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

  • Sau khi nhận hồ sơ yêu cầu xóa đăng ký thế chấp, Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ yêu cầu xóa đăng ký.
  • Đối với trường hợp hồ sơ hợp lệ, thực hiện chứng nhận xóa đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất cho người có yêu cầu.

Trong thời hạn giải quyết hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai ghi nội dung xóa đăng ký và thời điểm xóa đăng ký theo đúng thứ tự tiếp nhận hồ sơ vào Sổ địa chính và Giấy chứng nhận. Sau khi ghi vào sổ địa chính và Giấy chứng nhận, thì chứng nhận nội dung xóa đăng ký vào phiếu yêu cầu xóa đăng ký.

Bước 4: Kết quả hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền trả lại cho người yêu cầu đăng ký 01 bản chính các loại giấy tờ sau:

  • 01 bản sao Phiếu yêu cầu xóa đăng ký có chứng nhận của Cơ quan có thẩm quyền ;
  • Giấy chứng nhận có chứng nhận nội dung xóa đăng ký thế chấp

Thời hạn giải quyết: Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết hồ sơ xóa đăng ký trong ngày nhận hồ sơ hợp lệ; nếu nhận hồ sơ sau 15 giờ, thì hoàn thành việc xóa đăng ký trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp phải kéo dài thời gian giải quyết hồ sơ, thì cũng không quá 03 ngày làm việc.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (692 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo