Xóa án tích tội tham ô tài sản theo quy định của BLHS

Tham ô tài sản được quy định tại Điều 353, BLHS năm 2015 và được xóa án tích nếu đáp ứng đủ điều kiện về xóa án tích tội tham ô tài sản. Dưới đây là tổng hợp các quy định pháp luật về tội tham ô tài sản mới nhất!

Pháp luật hình sự quy định, tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá nhất định quy định tại Điều 353, BLHS năm 2015. Tùy theo tính chất, mức độ hành vi vi phạm cũng như số tiền mà người đó tham ô thì khung hình phạt khác nhau. Bởi vậy, dưới đây là chi tiết các quy định về xóa án tích tội tham ô tài sản theo BLHS năm 2015 tới các bạn!

gop-von-bang-tai-san

Điều 353, BLHS năm 2015 quy định tội tham ô tài sản

1. Cấu thành tội tham ô tài sản

1.1 Mặt khách thể

  • Là những quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức trong nhà nước và của cả các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp này bị suy yếu, mất uy tín; làm cho nhân dân mất niềm tin vào Đảng và Nhà nước.
  • Hành vi tham ô tài sản đã tác động đến tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý. Tài sản này bao gồm tài sản của nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức trong nhà nước hoặc là tài sản của các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước.

1.2 Mặt khách quan

- Hành vi khách quan của Tội tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội quản lý. Hành vi chiếm đoạt tài sản đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của người phạm tội, nếu người phạm tội không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó hoặc không thể thực hiện được hành vi chiếm đoạt tài sản. Chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc chiếm đoạt tài sản một cách dễ dàng.

- Người tham ô tài sản thuộc 01 trong 03 trường hợp sau đây mới phạm tội tham ô tài sản:

  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên; lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản mà còn vi phạm.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về một trong các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ.
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

1.3 Mặt chủ thể

- Chủ thể của Tội tham ô tài sản là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước, từ đủ 16 tuổi trở lên và không trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

- Độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự quy định tại các điều 12, 21 BLHS năm 2015. Tuy nhiên, đối với Tội tham ô tài sản, chỉ những người sau đây mới có thể là chủ thể của tội phạm này:

  • Người phạm Tội tham ô tài sản phải là người có chức vụ, quyền hạn và có trách nhiệm quản lý đối với tài sản mà họ chiếm đoạt. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ
  • Những người do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, những người này tuy không phải là cán bộ, công chức, họ chỉ được các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hợp đồng làm một công việc nhất định thường xuyên hay theo thời vụ hoặc trong một thời gian nhất định có liên quan đến việc quản lý tài sản và họ có trách nhiệm quản lý đối với tài sản.
  • Người có chức vụ, quyền hạn, phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ không có trách nhiệm quản lý tài sản

3. Xử phạt tội tham ô tài sản

  • Tùy tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng của hành vi mà Khoản 1 Điều 353 BLHS năm 2015 là cấu thành cơ bản của Tội tham ô tài sản, có khung hình phạt từ 02 năm đến 07 năm tù.
  • Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội tham ô tài sản theo khoản 1 Điều 353 BLHS năm 2015, Toà án cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII BLHS năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).

3. Xóa án tích với tội tham ô tài sản

  • Việc xóa án tích với tội tham ô tài sản vẫn phải tuân thủ theo các quy định về các trường hợp xóa án tích. Theo đó, khi chủ thể đáp ứng các điều kiện về xóa án tích và xong thời hạn quy định thì làm hồ sơ lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Sở tư pháp hoặc Tòa án) để tiến hành xóa án tích về tội tham ô tài sản cho mình.

Trên đây là toàn bộ những tư vấn chi tiết của ACC về câu hỏi xóa án tích tội tham ô tài sản. Với nhiều năm hành nghề tư vấn pháp lý, khi có nhu cầu tìm hiểu và giải đáp thắc mắc về Luật Hình sự, quý khách hàng có thể liên hệ với ACC qua thông tin:

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (712 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo