Những điểm mới về xóa án tích của BLHS năm 2015

Sự ra đời của BLHS năm 2015 là một bước ngoặt lớn trong hệ thống pháp luật hình sự của Việt Nam, với nhiều điểm mới, nhân đạo hơn, phù hợp với bối cảnh kinh tế, xã hội hiện hành, trong đó có vấn đề xóa án tích dựa trên quy định về xoá án tích theo luật 1999

Có thể nói rằng, mặc dù pháp luật hình sự là hệ thống hình phạt nặng nề và chế tài cao nhất nhưng đều tuyên án cho người vi phạm hình phạt khoan hòng nhất và xóa án tích là chế định thể hiện tính nhân đạo trong pháp luật hình sự của nước ta, tạo điều kiện để người đã từng phạm tội làm lại lại cuộc đời, tái hòa nhập cộng đồng, có ích cho xã hội. So với quy định về xoá án tích theo luật 1999, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 (BLHS năm 2015) có nhiều quy định mới có lợi hơn cho người đã chấp hành xong bản án và người bị kết án do lỗi vô ý.

bo-luat-hinh-su-1999

BLHS năm 1999 hết hiệu lực và BLHS năm 2015 có nhiều thay đổi

1. Quy định về khái niệm xóa án tích

Khoản 1 Điều 69 BLHS năm 2015 đã quy định về xóa án tích: “Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án”. Tại khoản 2 Điều 69 BLHS năm 2015 quy định “Người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và người được miễn hình phạt không bị coi là có án tích.”

So với BLHS năm 1999, việc xóa án tích là quy định mới, khi người bị kết án do lỗi vô ý về tội phạm ít nghiêm trọng, lỗi vô ý về tội phạm nghiêm trọng có thể chịu hình phạt, nhưng không bị coi là có án tích hoặc người bị kết án về mọi loại tội nếu được miễn hình phạt thì cũng được coi là không có án tích. Do đó những người này nếu phạm tội mới thì không được lấy bản án trước để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm. Tuy nhiên người bị kết án trong trường hợp này vẫn phải tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm tội mới mà họ chưa chấp hành bản án trước đó.

2. Quy định về đương nhiên được xóa án tích

Điều 70 Bộ luật hình sự 2015 thì đương nhiên được xóa án tích được quy định như sau:

- Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

- Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

  • 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
  • 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
  • 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
  • 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

- Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

- Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.

- Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.

Điểm mới của BLHS năm 2015 so với xoá án tích theo luật 1999 là đã rút ngắn thời gian để xoá án tích đối với hình phạt tù đi rất nhiều, chỉ còn 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo; 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án. Thời điểm để tính xoá án tích cũng thay đổi, theo BLHS năm 1999 thì thời điểm để xoá án tích là kể từ khi chấp hành xong bản án còn theo BLHS năm 2015 thì thời điểm xoá án tích kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, cụ thể:

Trước đây theo Khoản 2 Điều 64 BLHS năm 1999 quy định “Người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn…”. Từ khi chấp hành xong bản án là chấp hành xong tất cả hình phạt chính, hình phạt bổ sung, trách nhiệm dân sự, án phí và các quyết định khác của bản án.

3. Quy định về xoá án tích đối với người dưới 18 tuổi

Theo khoản 1 Điều 91 BLHS 2015 thì nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội là để bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm. Do đó việc xoá án tích đối với người dưới 18 tuổi cũng ngắn hơn các trường hợp khác, cụ thể tại Điều 107 quy định như sau:

Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi;

b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;

c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.

Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đương nhiên được xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

c) 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

d) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.

Theo đó, mọi trường hợp người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị kết án; Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý hoặc người dưới 18 tuổi bị áp dụng biện pháp tư pháp thì được coi là không có án tích.

Thời hạn đương nhiên được xoá án tích đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng cũng ngắn hơn người trên 18 tuổi phạm tội, chỉ còn 06 tháng trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo; 01 năm trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm; 02 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm; 03 năm trong trường hợp bị phạt tù trên 15 năm.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi đưa ra, quý vị tham khảo về vấn đề xoá án tích theo luật 1999. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác quý vị vui lòng liên hệ đến Luật ACC hoặc gọi đến Hotline 1900.3330 chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của quý khách hàng về các vấn đề liên quan.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1090 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo