Thông thường, các thủ tục hành chính của Tòa nói riêng hay cơ quan nhà nước nói chung đều quy định về phí, lệ phí. Trong xóa án tích, chi phí, lệ phí xóa án tích bao nhiêu tiền?
Các quy định về phí, lệ phí được thống nhất bởi các văn bản do Bộ Tài chính ban hành, phù hợp với các quy định của từng ngành, nghề nhất định. Hiện nay, việc xóa án tích trong pháp luật hình sự cũng áp dụng những quy định đó và nhiều người thắc mắc, xóa án tích bao nhiêu tiền. Bởi vậy, nhằm giải đáp thắc mắc này cho quý khách hàng có nhu cầu, ACC đưa đến nội dung bên dưới cho các bạn!
1. Điều kiện để thực hiện thủ tục xóa án tích
- Đương nhiên xóa án tích đối với:
- Người được miễn hình phạt.
- Người bị kết án không phải về các tội quy định tại ChươngXI (Các tội xâm phạm an ninh quốc gia) và chương XXIV (các tội phá họai hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh), nếu từ khi chấp hành xong bản án (về hình phạt và các khoản tiền án phí, tiền phạt hoặc khoản tiền bồi thường dân sự khác) hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành án, người đó không phạm tội mới trong thời hạn được quy định.
- Xoá án tích theo quyết định của tòa án:
Tòa án quyết định xoá án tích đối với những người bị kết án về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV Bộ luật Hình sự, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, thái độ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án, trong các trường hợp sau đây:
- Đã bị phạt tù ba năm mà không phạm tội mới trong thời hạn ba năm kể từ khi chấp hành xong bản án họặc kể từ khi hết thời hiệu thi hành bản án.
- Đã bị phạt tù trên ba năm đến mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn bảy năm kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc hết thời hiệu thi hành án.
- Đã bị phạt tù trên mười lăm năm mà không phạm tội mới trong thời hạn mười năm kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc hết thời hiệu thi hành án.
- Xoá án tích trong trường hợp đặc biệt:
- Trong trường hợp người bị kết án có những tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị thì có thể được Tòa án xóa án tích nếu người đó đã đảm bảo ít nhất một phần ba thời hạn quy định.
2. Hồ sơ xóa án tích và thủ tục xóa án tích:
- Hồ sơ xin xoá án tích bao gồm:
- Đơn xin xoá án tích.
- Kèm các tài liệu như giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam.
- Giấy xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc thi hành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt; giấy chứng nhận không phạm tội mới do Công an Quận, Huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (theo mẫu).
- Bản sao hộ khẩu.
- Bản sao chứng minh nhân dân.
- Đối với trường hợp xóa án tích trong trường hợp đặc biệt, ngoài các lọai tài liệu như trên, phải có văn bản đề nghị của chính quyền, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án thường trú, công tác.
- Trình tự thủ tục xin xóa án tích:
- Người xin xóa án tích nộp hồ sơ xin xóa án tích tại Tòa án đã xét xử (có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường Bưu điện).
- Tòa án cấp giấy chứng nhận hoặc ra Quyết định xóa án tích và người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.
- Tòa án đã xét xử là Tòa án có thẩm quyền xem xét cấp giấy chứng nhận xóa án tích, hoặc ra Quyết định xóa án tích.
- Người xin xóa án tích không phải nộp bất cứ khoản tiền lệ phí Tòa án nào. Trừ trường hợp xin sao quyết định xóa án tích hoặc giấy chứng nhận xóa án tích.
3. Chi phí, lệ phí xóa án tích bao nhiêu tiền?
- Hiện nay, về phí xóa án tích: Người yêu cầu xóa án tích không phải nộp bất kỳ khoản lệ phí nào (trừ trường hợp yêu cầu cấp bản sao quyết định xóa án tích)
Trên đây là toàn bộ những tư vấn chi tiết của ACC về câu hỏi xóa án tích bao nhiêu tiền. Với nhiều năm hành nghề tư vấn pháp lý, khi có nhu cầu tìm hiểu và giải đáp thắc mắc về Luật Hình sự, quý khách hàng có thể liên hệ với ACC qua thông tin:
- Tư vấn pháp lý: 1900.3330
- Zalo: 084.696.7979
- Mail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận