Công dân muốn xin nhập sổ hộ khẩu vào nhà người thân, chuyển tới nơi ở mới, kết hôn... Thủ tục nhập sổ hộ khẩu hiện nay như thế nào? Đăng ký nhập hộ khẩu ở đâu? Quy trình làm hộ khẩu ghép? Bài viết dưới đây của ACC đã tổng hợp mọi thắc mắc, câu hỏi của quý khách hàng về thủ tục xin nhập hộ khẩu mới nhất.
Xin nhập sổ hộ khẩu
1. Hộ khẩu là gì?
Trước đây, sổ hộ khẩu là loại văn bản pháp lý Nhà nước sử dụng để quản lý nơi cư trú, nơi ở của công dân. Từ ngày 1/7/2021, Nhà nước bãi bỏ hoàn toàn việc sử dụng sổ hộ khẩu giấy và thay vào đó lưu trữ thông tin về nơi cư trú, hộ khẩu của công dân tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý cư trú.
2. Tại sao phải xin nhập sổ hộ khẩu?
Việc nhập hộ khẩu được hiểu là việc công dân thay đổi nơi đăng ký thường trú mới. Ví dụ, công dân muốn xin nhập sổ hộ khẩu vào nhà người thân, công dân kết hôn chuyển sang nhà vợ/chồng sống, thay đổi hộ khẩu do thay đổi nơi làm việc, học tập… Đây là quyền được tự do cư trú của công dân.
3. Có quy định về thời hạn phải làm thủ tục xin nhập sổ hộ khẩu?
Song hành với quyền được tự do cư trú thì công dân phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký thường trú để cơ quan Nhà nước thực hiện việc quản lý.
Cụ thể, thời hạn làm thủ tục xin nhập sổ hộ khẩu được quy định tại khoản 4 Điều 22 Luật Cư trú năm 2020 quy định:
“Người đã đăng ký thường trú mà chuyển đến chỗ ở hợp pháp khác và đủ điều kiện đăng ký thường trú thì có trách nhiệm đăng ký thường trú tại nơi ở mới theo quy định của Luật này trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày đủ điều kiện đăng ký.”
Như vậy, trong vòng 12 tháng, kể từ khi công dân chuyển tới nơi cư trú mới, công dân cần làm thủ tục xin nhập sổ hộ khẩu.
Nếu quá 12 tháng chuyển tới nơi cư trú mới mà công dân không làm thủ tục nhập hộ khẩu là vi phạm quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).
4. Xin nhập sổ hộ khẩu ở đâu?
Hiện nay, có duy nhất 1 hình thức để công dân thưc hiện đăng ký nhập hộ khẩu: Đăng ký trực tiếp tại cơ quan quản lý cư trú tại địa phương – cơ quan Công an cấp xã (Công an xã, phường, thị trấn) nơi công dân dự kiến xin nhập sổ hộ khẩu
5. Hướng dẫn làm hộ khẩu ghép?
Dưới đây là một số giai đoạn chính công dân cần thực hiện khi làm hộ khẩu ghép
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin nhập sổ hộ khẩu, bao gồm:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú: Mẫu tờ khai tại cơ quan quản lý cư trú tại địa phương; hoặc tải mẫu tại đây);
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh công dân sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc những giấy tờ khác có giá trị pháp lý tương đương trong trường hợp công dân không sở hữu chỗ ở đó nhưng được chủ hộ/chủ sở hữu chỗ ở đồng ý cho nhập hộ khẩu tại đó
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý cư trú tại địa phương – cơ quan Công an cấp xã
Thời gian nộp hồ sơ: Giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần( từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều); hoặc sáng thứ 7 hàng tuần.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Cán bộ cơ quan quản lý cư trú nhận hồ sơ và kiểm tra nội dung hồ sơ về tính pháp lý, về nội dung
+ Hồ sơ chưa đầy đủ, thiếu giấy tờ nhưng đủ điều kiện pháp lý: cán bộ hướng dẫn công dân bổ sung giấy tờ còn thiếu.
+ Hồ sơ không đủ điều kiện pháp lý để tiếp nhận: Cán bộ công an từ chối tiếp nhận hồ sơ, công dân được cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ và có ghi rõ lý do hồ sơ bị từ chối tiếp nhận.
+ Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Cán bộ nhận hồ sơ và cấp Phiếu hẹn trả kết quả cho công dân.
Bước 4: Trả kết quả
Công dân sẽ được thông báo về kết quả xin nhập hộ khẩu theo lịch hẹn trên Phiếu hẹn trả kết quả.
Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: thông tin của công dân được cập nhật lên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý cư trú.
Hồ sơ không hợp lệ: công dân được thông báo đến nhận lại hồ sơ và được cấp Phiếu nêu rõ lý do hồ sơ không được chấp nhận.
Trên đây là toàn bộ Thủ tục xin nhập sổ hộ khẩu. ACC rất mong sẽ được hỗ trợ quý khách hàng trải nghiệm dịch vụ tại ACC. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:
- Hotline: 19003330
- Zalo: 084 696 7979
- Gmail: [email protected]
Nội dung bài viết:
Bình luận