Trứng là một trong những thực phẩm phổ biến và dinh dưỡng cao nên dễ kinh doanh với nhiều hình thức như bán rong, bán lẻ, đại lý buôn trứng. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc phải có khi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trứng. Công ty ACC xin cung cấp thông tin đến khách hàng có nhu cầu xin giấy VSATTP cho cơ sở đóng gói, kinh doanh trứng.

1. Điều kiện kinh doanh trứng gia cầm :
Theo quy định tại Ðiều 20, Ðiều 21 Chương III Thông tư số 34/2012/TT-BNNPTNT, các cơ sở kinh doanh trứng thương phẩm cần đảm bảo các điều kiện như sau:
Ðối với cơ sở bán lẻ trứng gia cầm thương phẩm:
- Yêu cầu đối với trứng được bày bán
-
- Trứng bày bán phải có nguồn gốc rõ ràng và có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y theo quy định;
- Trứng phải được làm sạch, khử trùng, đóng gói và có nhãn mác theo đúng quy định khi bày bán;
- Trứng được bày bán phải còn trong thời hạn sử dụng (Quy định tại Ðiều 9 của Thông tư này).
- Yêu cầu đối với khu vực bày bán
-
- Có giá, kệ để bày bán trứng;
- Không bày bán trứng dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp hoặc gần các nguồn nhiệt;
- Thường xuyên làm sạch và khử trùng nơi bày bán trứng, dụng cụ chứa đựng trứng.
- Trứng được bảo quản ở nơi thoáng mát.
- Người bán hàng phải có Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.
Ðối với cơ sở buôn trứng thương phẩm:
- Yêu cầu đối với hạ tầng
-
- Cách biệt với khu nhà ở và các nguồn gây ô nhiễm;
- Có nguồn cung cấp điện và nước ổn định.
- Yêu cầu đối với khu vực bày bán theo quy định tại khoản 2 Ðiều 20 Thông tư này.
- Yêu cầu đối với khu bảo quản theo quy định tại khoản 1 Ðiều 10 Thông tư này.
- Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển theo quy định tại Ðiều 17 Thông tư này.
- Yêu cầu đối với xử lý chất thải theo quy định tại khoản 2, Ðiều 12 Thông tư này.
- Yêu cầu đối với trứng bày bán theo quy định tại khoản 1, Ðiều 20 Thông tư này.
- Yêu cầu đối với bảo quản trứng theo quy định tại Ðiều 9 Thông tư này.
- Yêu cầu đối với hồ sơ:
-
- Cơ sở phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật của từng lô hàng;
- Cơ sở phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh trứng thương phẩm;
- Cơ sở phải có sổ sách ghi chép về nguồn gốc, số lượng trứng nhập vào và bán ra mỗi ngày.
- Yêu cầu vệ sinh cá nhân
-
- Chủ cơ sở và người làm việc phải có giấy xác nhận đủ sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (ít nhất một lần trong một năm).
- Chủ cơ sở và người làm việc phải có Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm.
2. Thủ tục xin cấp giấy vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng gói, kinh doanh trứng:

Quá trình cấp giấy phép chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đã được quy định rất rõ ràng về quy trình, hồ sơ, thẩm quyền trong pháp luật. Cụ thể có thể xem xét như sau:
Hồ sơ chuẩn bị để xin cấp phép an toàn thực phẩm (ATTP) gồm:
- Đơn đề nghị xin Cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở kinh doanh trứng (theo mẫu)
- Bản sao giấy phép Đăng ký kinh doanh còn giá trị sử dụng
- Bản thuyết minh cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm điều kiện vệ sinh ATTP
- Danh sách xác nhận kiến thức ATTP và khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân viên có xác nhận của cơ sở
- Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh
- Bản mô tả quy trình chế biến cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù
- Bản cam kết đảm bảo vệ sinh ATTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất và kinh doanh.
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận ATTP được quy định như sau:
- Cơ sở nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP quy định của pháp luật.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không đầy đủ.
- Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định, xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP trong 07 ngày làm việc (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B); hoặc tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận ATTP nếu đủ điều kiện trong thời hạn 15 ngày làm việc (trường hợp cơ sở chưa được thẩm định, xếp loại). Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận ATTP thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Để tìm hiểu thông tin về Quy Định Đăng Ký Kinh Doanh Trứng, mời bạn tham khảo bài viết sau của ACC!
3. Ý nghĩa của giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở đóng gói, kinh doanh trứng

- Giấy phép này chứng nhận rằng trứng được sản xuất và kinh doanh trong môi trường đảm bảo vệ sinh, không chứa chất độc hại, vi khuẩn gây bệnh, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.
- Khách hàng sẽ yên tâm hơn khi lựa chọn sản phẩm trứng có giấy phép an toàn thực phẩm, vì họ biết rằng sản phẩm đó đã được kiểm soát chất lượng chặt chẽ.
- Việc sở hữu giấy phép an toàn thực phẩm là bắt buộc theo quy định của pháp luật, giúp cơ sở kinh doanh tránh những rủi ro pháp lý.
- Giấy phép này là một minh chứng cho thấy cơ sở kinh doanh rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng.
Nếu bạn muốn biết thêm về giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, mời bạn tham khảo bài viết Làm giấy vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu? của ACC!
4. Những lưu ý khi xin cấp giấy phép
- Tìm hiểu kỹ quy định: Trước khi tiến hành xin cấp giấy phép, cần tìm hiểu kỹ các quy định hiện hành về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ: Hồ sơ cần được chuẩn bị đầy đủ, chính xác và đúng quy định để tránh bị trả lại.
- Đảm bảo điều kiện vệ sinh: Cơ sở cần đảm bảo tất cả các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.
- Làm việc với đơn vị tư vấn: Nếu không tự tin về các thủ tục hành chính, có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các đơn vị tư vấn. Và ở công ty ACC sẽ cung cấp những thông tin tư vấn cho quý khách về giấy phép an toàn thực phẩm một cách nhanh nhất và chính xác nhất.
5. Dịch vụ công ty ACC cung cấp:
Tại công ty ACC, khi khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ được làm theo quy trình như sau:
- Khảo sát cơ sở, doanh nghiệp, các hồ sơ, giấy tờ hiện có và những thông tin có liên quan đến cơ sở, doanh nghiệp.
- Ký hợp đồng tư vấn những vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Lập hồ sơ xin cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, các giấy tờ bao gồm: đơn đề nghị cấp giấy phép, sơ đồ cơ sở, mô tả chi tiết quy trình chế biến thực phẩm, cam kết cơ sở đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,… và một số giấy tờ cần thiết khác.
- Đến nộp hồ sơ đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Thời gian: tối thiểu là 25-30 ngày kể từ ngày hồ sơ hợp lệ.
6. Câu hỏi thường gặp
Các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm đối với trứng gà là gì?
- Trả lời: Các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm đối với trứng gà bao gồm kiểm soát nguồn gốc, điều kiện bảo quản, kiểm tra vệ sinh khu vực lưu trữ và bày bán, cùng với việc thường xuyên kiểm tra chất lượng trứng trước khi đưa ra thị trường.
Có thể bị phạt gì nếu không có giấy phép an toàn thực phẩm khi kinh doanh trứng?
- Trả lời: Nếu kinh doanh trứng mà không có giấy phép an toàn thực phẩm, bạn có thể bị phạt hành chính, thậm chí cơ sở kinh doanh có thể bị đình chỉ hoạt động hoặc bị thu hồi sản phẩm nếu vi phạm nghiêm trọng.
Cơ sở kinh doanh trứng có quy mô nhỏ lẻ có cần giấy phép an toàn thực phẩm không?
- Trả lời: Có, mọi cơ sở kinh doanh thực phẩm, dù quy mô nhỏ lẻ hay lớn, đều phải có giấy phép an toàn thực phẩm nếu muốn hoạt động hợp pháp.
Xin chân thành cảm ơn quý khách đã dành thời gian theo dõi bài viết trên của ACC. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho quý khách về Thủ tục cấp giấy phép an toàn thực phẩm trứng các loại. Nếu bạn có câu hỏi nào cần giải đáp thì hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận