Thủ tục giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất kinh doanh Pate (Cập nhật 2024)

Các cá nhân, cơ sở khi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các dịch vụ ăn uống nói chung đều phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh pate cũng không phải trường hợp ngoại lệ.

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nghĩa vụ tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm, bảo đảm an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.

Các cơ sở thực hiện việc sản xuất, kinh doanh pate phải đáp ứng các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh pate của mình. Việc xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm là một trong những điều kiện bắt buộc để cơ sở được hoạt động chính thức.

Xin Giấy Phép VSATTP Cho Cơ Sở Sản Xuất Kinh Doanh Pate
Xin Giấy Phép VSATTP Cho Cơ Sở Sản Xuất Kinh Doanh Pate

1. Trình tự thực hiện:

* Trường hợp 1:

  • Cơ sở nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Cơ quan kiểm tra cấp địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn).
  • Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu không đầy đủ.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thẩm tra hồ sơ thẩm định xếp loại cơ sở và cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (nếu cơ sở đã được thẩm định và xếp loại A hoặc B).
  • Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong đó phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Trường hợp 2:

  • Cơ sở nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Cơ quan kiểm tra cấp địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn).
  • Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét tính đầy đủ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu không đầy đủ.
  • Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức đi thẩm định thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở.
  • Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc không cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trong đó phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:

Hồ sơ gửi bằng một trong các hình thức sau:

  • Gửi văn bản trực tiếp;
  • Thông qua bưu điện;
  • Fax, E-mail.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

  • Hồ sơ đăng ký bao gồm:
    • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo mẫu;
    • Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở.
  • Số lượng hồ sơ: 01 bộ

4. Thời hạn giải quyết:15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Các cơ sở sản xuất kinh doanh pate

6. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:

  • Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
  • Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định dựa trên phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình thực tiễn của địa phương và đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

  • Công nhận kết quả thẩm định, thông báo kết quả thẩm định đạt yêu cầu tới Cơ sở sản xuất, kinh doanh pate.
  • Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận thì thông báo kết quả đối với Cơ sở chưa đủ điều kiện.
  • Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh pate. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận: 03 năm.

8. Phí, lệ phí (nếu có):

  • Thẩm định cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm pate: Cơ quan kiểm tra địa phương thực hiện: 700.000đ/cơ sở.
  • Thẩm định đánh giá định kỳ điều kiện an toàn thực phẩm: 350.000đ/cơ sở.

9. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

  • Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-VPQH ngày 29/06/2018 của Văn phòng Quốc hội về Luật An toàn thực phẩm;
  • Thông tư số 38/2018/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc thẩm định, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Thông tư số 44/2018/TT-BTC ngày 07/5/2018 của Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 285/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý phí, lệ phí trong công tác thú y; Thông tư số 286/2016/TT-BTC ngày 14/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp.

  Cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm pate

  1. Cơ quan cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm có thẩm quyền cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm. Cơ quan cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm được phân công, ủy quyền việc cấp giấy cho các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
  2. Các đối tượng được cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm

- Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh: Chủ cơ sở hoặc người được chủ cơ sở thuê, ủy quyền điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh pate của cơ sở;

- Người trực tiếp sản xuất kinh doanh: Người tham gia trực tiếp vào các công đoạn sản xuất kinh doanh pate sản tại các cơ sở.

  1. Đối tượng được miễn cấp giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm: Chủ cơ sở hoặc người trực tiếp sản xuất kinh doanh pate có bằng chuyên môn phù hợp với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh từ trung cấp trở lên, trong chương trình đào tạo có nội dung về an toàn thực phẩm. Cơ sở sản xuất kinh doanh phải lưu giữ bản sao đã được chứng thực hợp lệ bằng cấp chuyên môn và bản photo chương trình đào tạo của các đối tượng này.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (401 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo