Thủ tục xin giấy phép sản xuất dầu ăn dầu thực vật 2024

Dầu thực vật được chiết xuất từ các loại hạt, trái và hoa. Bên cạnh việc tăng cường kết cấu và hương vị của thực phẩm, loại dầu này còn mang đến nhiều ưu điểm nên được sử dụng trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta. Khi sản xuất, kinh doanh dầu thực vật, chủ cơ sở phải có giấy phép sản xuất dầu ăn thực vật. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về thủ tục xin giấy phép sản xuất dầu ăn thực vật 

1. Cơ sở sản xuất dầu ăn thực vật được hiểu như thế nào?

     Theo quy định của pháp luật, cơ sở sản xuất dầu ăn thực vật là cơ sở thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động sơ chế, chế biến (làm sạch, chưng sấy, ép, trích ly, tinh luyện), bao gói, bảo quản để tạo ra dầu thực vật thành phẩm.

2. Điều kiện để được cấp giấy phép sản xuất dầu ăn thực vật

      2.1. Điều kiện về cơ sở sản xuất dầu ăn thực vật

  • Phải xa nguồn ô nhiễm, độc hại, không bị ảnh hưởng xấu bởi các tác nhân gây ô nhiễm từ môi trường xung quanh làm ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm dầu thực vật;
  • Thiết kế nhà xưởng theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng là dầu thực vật; cách biệt giữa các khu vực: kho - sản xuất - tập kết chất thải rắn, hệ thống thu gom nước thải, bã dầu và các công trình phụ trợ để tránh lây nhiễm chéo;
  • Để được cấp giấy phép sản xuất dầu ăn thực vật, cơ sở sản xuất cần có hệ thống các đường ống (dẫn dầu thực vật, dẫn và thu hồi dung môi, làm sạch thiết bị) phải được thiết kế, chế tạo từ các vật liệu phù hợp, sơn màu khác nhau và phải có chỉ dẫn dễ phân biệt; 
  • Khu vực đặt hệ thống thiết bị chiết rót sản phẩm phải luôn khô, thoáng, sạch sẽ; chất thải rắn phải được xử lý bởi tổ chức hoặc cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động trong lĩnh vực xử lý môi trường; 
  • Khu vực kiểm soát chất lượng được bố trí riêng biệt, thuận tiện cho việc kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất; có đầy đủ hồ sơ quản lý an toàn thực phẩm theo quy định (Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm) đối với các sản phẩm dầu thực vật được sản xuất tại cơ sở…

         2.2. Điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ, bao bì

      Dụng cụ, bao bì chứa đựng dầu thực vật thực hiện theo các quy định tại Thông tư số 34/2011/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Bộ Y tế ban hành các quy chuẩn Quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Dầu mỡ để bôi trơn các bộ phận của trang thiết bị, máy móc tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải thuộc loại được phép sử dụng trong sản xuất thực phẩm. Thiết bị chiết hoặc rót và đóng nắp dầu thành phẩm phải được sắp xếp để tránh các vật lạ hoặc côn trùng xâm nhập vào sản phẩm…

          2.3. Chủ cơ sở, người trực tiếp sản xuất dầu ăn thực vật

       Chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm còn hiệu lực do các cơ quan, đơn vị có chức năng được cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện. Chủ cơ sở phải có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất theo định kỳ ít nhất 01 (một) lần trong 01 (một) năm tại các cơ sở y tế cấp quận hoặc huyện trở lên. Hồ sơ theo dõi sức khỏe của tất cả các cá nhân và được lưu trữ đầy đủ tại cơ sở. Người tham gia sản xuất, chế biến phải có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh cá nhân, trước khi vào làm việc, thay trang phục bảo hộ lao động phù hợp với vị trí làm việc. 

3. Thủ tục xin giấy phép sản xuất dầu ăn thực vật

     Để được cấp giấy phép sản xuất dầu ăn thực vật cần chuẩn bị hồ sơ:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất dầu ăn thực vật theo mẫu.

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh dầu thực vật (bản sao có xác nhận của cơ sở).
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất trang thiết bị dụng cụ:
    • Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng của cơ sở và khu vực xung quanh.
    • Sơ đồ quy trình sản xuất hoặc quy trình bảo quản phân phối sản phẩm bản thuyết minh về cơ sở vật chất trang thiết bị dụng cụ của cơ sở
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở; người trực tiếp sản xuất:
    • Đối với cơ sở dưới 30 người nộp bản sao giấy xác nhận có xác nhận của cơ sở.
    • Đối với cơ sở từ 30 người trở lên nộp danh sách đã được tập huấn có xác nhận của cơ sở.
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và những người trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm; phiếu báo kết quả tả, cấy phân âm tính, mầm bệnh đường ruột tả; lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp sản xuất thực phẩm đối với những vùng có dịch tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế:
    • Đối với cơ sở dưới 30 người nộp bản sao giấy xác nhận có xác nhận của cơ sở.
    • Đối với cơ sở từ 30 người trở lên nộp danh sách kết quả khám sức khỏe Xét nghiệm phân của chủ cơ sở và của người tham gia trực tiếp sản xuất kinh doanh thực phẩm có xác nhận cơ sở.

4. Tại sao nên sử dụng dịch vụ thủ tục xin giấy phép sản xuất dầu ăn thực vật 2021 của Công ty Luật ACC cung cấp?

  • Khi sử dụng dịch vụ thủ tục xin giấy phép sản xuất dầu ăn thực vật của Công ty Luật ACC, bạn sẽ nhận được sự nhiệt huyết cũng như hài lòng về sự chuyên nghiệp của chúng tôi.
  •               Trong quá trình sử dụng dịch vụ, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp cũng như tư vấn bất kỳ thắc mắc nào của bạn. Chúng tôi luôn hoàn thành hồ sơ, thủ tục nhanh chóng, giúp việc sản xuất đi vào hoạt động sớm nhất có thể.
  •               Bên cạnh đó, thủ tục xin giấy phép sản xuất dầu ăn thực vật của Công ty Luật ACC luôn có một đội ngũ chuyên viên pháp lý, không những giải quyết các vấn đề pháp lý mà còn luôn cập nhật những thông tin mới nhất, nhanh chóng, kịp thời.

5. Những câu hỏi thường gặp

5.1  Giấy phép sản xuất dầu ăn thực vật có thời hạn là bao nhiêu lâu?

Hiệu lực giấy chứng nhận là 3 năm kể từ ngày cấp giấy chứng nhận.

5.2 Thời gian thực hiện giấy phép an toàn thực phẩm là bao lâu?

  • Thời gian giải quyết hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước: từ 20 – 25 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ;
  • Thời gian đoàn thẩm định tại cơ sở sản xuất dầu thực vật: trong 7 ngày làm việc (tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ);

5.3 Công ty Luật ACC có cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục xin giấy phép sản xuất dầu ăn thực vật không?

Hiện là công ty luật uy tín và có các văn phòng luật sư cũng như cộng tác viên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc, Công ty Luật ACC thực hiện việc cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý cho quý khách hàng, trong đó có dịch vụ làm tư vấn về thủ tục xin giấy phép sản xuất dầu ăn thực vật uy tín, trọn gói cho khách hàng.

5.4 Chi phí dịch vụ tư vấn về thủ tục xin giấy phép sản xuất dầu ăn thực vật của công ty Luật ACC là bao nhiêu?

Công ty Luật ACC luôn báo giá trọn gói, nghĩa là không phát sinh. Luôn đảm bảo hoàn thành công việc mà khách hàng yêu cầu; cam kết hoàn tiền nếu không thực hiện đúng, đủ, chính xác như những gì đã giao kết ban đầu. Quy định rõ trong hợp đồng ký kết.

     Trên đây, Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn đã cung cấp một số thông tin về thủ tục xin giấy phép sản xuất dầu ăn thực vật 2021. Đối với sự tin cậy của khách hàng, Luật ACC sẽ luôn cố gắng hơn nữa để khách hàng có được sự hài lòng nhất. Nếu có thắc mắc gì về thủ tục xin giấy phép sản xuất dầu ăn thực vật 2021 hay những vấn đề khác quý khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng!
Email: [email protected]
Hotline: 1900 3330
Zalo: 084 696 7979

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (604 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo