Xin Giấy Phép Quảng Cáo Thông Thường 2024 (Diện Tích > 40m2)

Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông trở lên phải phù hợp với quy hoạch quảng cáo của địa phương và phải được cấp giấy phép xây dựng bởi cơ quan có thẩm quyền về xây dựng trước khi tiến hành xây dựng và thực hiện hoạt động quảng cáo.

Xin Giấy Phép Quảng Cáo Thông Thường (Diện Tích > 40m2)
Xin Giấy Phép Quảng Cáo Thông Thường (Diện Tích > 40m2)

            Đối với Bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông (m2) trở lên, khi tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động quảng cáo cần phải xin giấy phép xây dựng của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương. Cụ thể, trình tự thủ tục như sau:

  1. Đối tượng thực hiện: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng bảng quảng cáo có diện tích một mặt từ 40 mét vuông trở lên.
  2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng của địa phương nơi dự kiến đặt bảng quảng cáo của tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
  3. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân đề nghị nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương.
  4. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp phép xây dựng bảng quảng cáo có diện tích một mặt từ 40 mét vuông trở lên.

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo;
  • Bản sao có chứng thực một trong những loại giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với công trình quảng cáo đứng độc lập; hợp đồng thuê địa điểm giữa chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng hợp pháp đối với công trình quảng cáo gắn với công trình xây dựng có sẵn hoặc văn bản thông báo kết quả trúng thầu đối với trường hợp địa điểm quảng cáo trong quy hoạch phải tổ chức đấu thầu;
  • Trường hợp công trình quảng cáo gắn với công trình đã có trước phải có văn bản thỏa thuận hoặc hợp đồng của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo với chủ sở hữu hoặc người được giao quyền quản lý công trình đã có trước;
  • Bản vẽ thiết kế của tổ chức thiết kế hợp pháp thể hiện được vị trí mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình có chữ ký và đóng dấu của chủ đầu tư xây dựng công trình quảng cáo. Trường hợp công trình quảng cáo gắn vào công trình đã có trước thì bản vẽ thiết kế phải thể hiện được giải pháp liên kết công trình quảng cáo vào công trình đã có trước.

* Số lượng hồ sơ: 01 (một) bộ.

            Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương kiểm tra thành phần hồ sơ:

  • Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiếp nhận và viết giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ;
  • Trường hợp thành phần hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu tổ chức, cá nhân bổ sung hồ sơ theo quy định pháp luật.

            Bước 3: Xử lý hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương tiến hành kiểm tra, xem xét hồ sơ:

  • Trường hợp địa điểm quảng cáo nằm trong quy hoạch quảng cáo đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
  • Trường hợp địa phương chưa phê duyệt quy hoạch quảng cáo, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương gửi văn bản xin ý kiến các sở, ban, ngành liên quan. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương, các sở, ban, ngành nêu trên phải có ý kiến trả lời bằng văn bản gửi cho cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương. Trong thời hạn 13 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến của các sở, ban, ngành nêu trên, cơ quan có thẩm quyền về xây dựng của địa phương phải cấp giấy phép xây dựng công trình quảng cáo cho tổ chức, cá nhân. Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

            Bước 4: Trả kết quả

  • Trường hợp hồ sơ hợp lệ và phù hợp với quy hoạch quảng cáo của địa phương thì cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông trở lên cho tổ chức, cá nhân có đề nghị;
  • Trường hợp không cấp giấy phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

Việc quảng cáo trên bảng quảng cáo đứng độc lập có diện tích một mặt từ 40 mét vuông trở lên cũng phải tuân thủ các quy định về quảng cáo nói chung, bao gồm như:

1. Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo

  • Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.
  • Đối với quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải tuân thủ các quy định về nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt. Bao gồm các quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ sau đây:
    • Quảng cáo thuốc;
    • Quảng cáo mỹ phẩm;
    • Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm;
    • Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế;
    • Quảng cáo trang thiết bị y tế;
    • Quảng cáo sản phẩm sữa và sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ;
    • Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh;
    • Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật, sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật, thuốc thú y, vật tư thú y;
    • Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, giống cây trồng, giống vật nuôi.

2. Tiếng nói, chữ viết trong quảng cáo

  • Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau:
    • Nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt;
    • Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.
  • Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (1171 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo