Giấy phép quảng cáo là một trong những thủ tục hành chính thường gặp của doanh nghiệp khi muốn thực hiện quảng cáo. Vậy thì quảng cáo như thế nào để có hiệu quả nhất. Đó cũng là một vấn đề vô cùng phức tạp mà các doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí để làm quảng cáo.Đối với giấy phép quảng cáo thì không thực hiện thống nhất tại một cơ quan Nhà nước duy nhất mà thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo căn cứ vào việc doanh nghiệp quảng cáo cho loại sản phẩm nào.Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu các bạn Xin giấy phép quảng cáo ở đâu? [Chi tiết 2023], Mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé.
1.Quy định pháp luật
Việc xin giấy phép quảng cáo được chia ra những trường hợp cụ thể. Tuy nhiên có một số ngành nghề muốn được quảng cảo trước hết phải đáp ứng các điều kiện về quảng cáo được quy định tại Khoản 4 Điều 20 Luật quảng cáo năm 2012 như sau:
Điều 20: Điều kiện quảng cáo
4. Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
a) Quảng cáo thuốc được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật về y tế; phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt;
b) Quảng cáo mỹ phẩm phải có phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật về y tế;
c) Quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế phải có giấy chứng nhận đăng ký lưu hành do Bộ Y tế cấp;
d) Quảng cáo sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 7 của Luật này phải có giấy chứng nhận tiêu chuẩn, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm dinh dưỡng sản xuất trong nước; đối với sản phẩm dinh dưỡng nhập khẩu thì phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất và giấy phép lưu hành;
đ) Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm thuộc danh mục phải công bố tiêu chuẩn;
e) Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh phải có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề do ngành y tế cấp theo quy định của pháp luật;
g) Quảng cáo trang thiết bị y tế phải có giấy phép lưu hành đối với thiết bị y tế sản xuất trong nước hoặc giấy phép nhập khẩu đối với thiết bị y tế nhập khẩu;
h) Quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật, nguyên liệu thuốc bảo vệ thực vật, vật tư bảo vệ thực vật phải có giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật. Quảng cáo sinh vật có ích dùng trong bảo vệ thực vật phải có giấy phép kiểm dịch thực vật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp;
i) Quảng cáo thuốc thú y, vật tư thú y phải có giấy phép lưu hành sản phẩm và bản tóm tắt đặc tính của sản phẩm;
k) Quảng cáo phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt, thức ăn chăn nuôi, chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm hoặc văn bản tự công bố chất lượng sản phẩm.Như vậy, sau khi đáp ứng điều kiện trên thì việc xin giấy phép quảng cáo mới được tiến hành theo quy định của pháp luật.
2.Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo
Trước khi chuẩn bị tài liệu đăng ký xin giấy phép, cá nhân, tổ chức sẽ phải xác định loại hình quảng cáo của mình là gì? Bởi mỗi loại hình quảng cáo sẽ yêu cầu những hồ sơ khác nhau. Để giúp cá nhân, tổ chức chuẩn bị đúng hồ sơ, tài liệu, chúng tôi sẽ giới thiệu cụ thể cho từng loại hình.
Một lưu ý nữa liên quan đến hồ sơ xin giấy phép quảng cáo đó chính là đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối. Cơ quan nhà nước kiểm duyệt khá khắt khe hồ sơ xin cấp giấy phép của doanh nghiệp. Cho nên khi chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, mọi người cần phải thực hiện đầy đủ, chính xác theo hướng dẫn.
a) Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo khám bệnh, chữa bệnh, trang thiết bị y tế, thực phẩm, hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế gồm:
– Giấy đăng ký quảng cáo;
– Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền tư nhân, doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế tư nhân thì phải có bản sao hợp pháp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp;
– Đối với thực phẩm phải công bố tiêu chuẩn thì phải có bản sao hợp pháp tiêu chuẩn cơ sở và giấy tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan y tế có thẩm quyền;
– Đối với xin giấy phép quảng cáo thực phẩm phải đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thì phải có bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn;
– Đối với trang thiết bị y tế phải có tài liệu xác minh nội dung quảng cáo (nếu là tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt) bao gồm các tài liệu về kỹ thuật do nhà sản xuất ban hành đã được cơ quan quản lý trang thiết bị y tế của nước sản xuất chấp nhận hoặc các cơ sở lâm sàng, các viện nghiên cứu được Bộ Y tế Việt Nam ủy quyền thử nghiệm chấp nhận;
– Giấy ủy quyền của đơn vị sở hữu bản công bố tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm quảng cáo (đối với đơn vị được ủy quyền thực hiện quảng cáo);
– Sản phẩm quảng cáo ghi trong băng hình, đĩa hình; băng âm thanh, đĩa âm thanh, đĩa mềm hoặc các vật liệu khác, maket quảng cáo.
b) Hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc dùng cho người:
– Giấy đăng ký quảng cáo;
– Hình thức, nội dung quảng cáo thuốc dùng cho người;
– Tài liệu xác minh nội dung quảng cáo;
– Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị quảng cáo sản phẩm thuốc của công ty sở hữu số đăng ký lưu hành thuốc do Bộ Y tế cấp thì phải có văn bản ủy quyền hoặc văn bản đồng ý cho phép quảng cáo của công ty đó;
– Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt;
c) Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người gồm:
– Giấy đăng ký quảng cáo
– Hình thức, nội dung quảng cáo mỹ phẩm;
– Bản sao Phiếu công bố mỹ phẩm đã được cục Quản lý dược/Sở Y tế cấp.
d) Hồ sơ đăng ký quảng cáo vắc xin, sinh phẩm y tế:
– Giấy đăng ký quảng cáo;
– Hình thức, nội dung quảng cáo vắc xin, sinh phẩm y tế. Nếu quảng cáo trên đài truyền hình, đài phát thanh thì phải gửi băng hình, đĩa hình; băng âm thanh, đĩa âm thanh. Nếu quảng cáo trên báo in, báo điện tử thì phải gửi maket quảng cáo;
– Bản sao hợp pháp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành đối với vắc xin, sinh phẩm dự định quảng cáo do Bộ Y tế cấp;
– Tài liệu xác minh nội dung quảng cáo.
đ)Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo cho thực phẩm chức năng
– Giấy đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
– Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với những sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật) hoặc giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
– Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo);
– 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, đĩa mềm kèm theo 02 bản kịch bản (được đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) đối với xin giấy phép quảng cáo trên truyền hình, điện ảnh, phát thanh.
– 02 bản ma-ket nội dung dự kiến quảng cáo (được đóng dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo) và kèm theo file mềm ghi nội dung đăng ký quảng cáo đối với quảng cáo trên báo viết, tờ rơi, pốt-x-tơ (poster), áp phích hoặc in ấn trên vật dụng khác, quảng cáo trên báo điện tử, cổng thông tin điện tử của doanh nghiệp, cổng thông tin điện tử của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo, internet
Một số tài liệu hồ sơ khác gồm có:
– Tài liệu tham khảo, tài liệu khoa học chứng minh cho thông tin quảng cáo trong trường hợp nội dung quảng cáo không có trong Bản thông tin chi tiết về sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận. Trong trường hợp tài liệu chứng minh được viết bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt.
– Mẫu nhãn sản phẩm đã được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận (Bản sao có dấu của tổ chức, cá nhân đăng ký nội dung quảng cáo).
3.Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo
Xin giấy phép quảng cáo tại những cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo bao gồm:
- Cục Quản lý dược cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc
- Cục An toàn thực phẩm cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng; thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng; sữa và sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ
- Cục Quản lý khám, chữa bệnh cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học hiện đại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật;
- Cục Quản lý y, dược cổ truyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, phê duyệt danh mục chuyên môn kỹ thuật ;
- Cục Quản lý môi trường y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế;
- Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo trang thiết bị y tế (ký thừa lệnh Bộ trưởng Bộ Y tế).
Đối với các giấy phép để treo băng rôn, bảng hiệu thì cần phải lưu ý là có ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị hay không, có cản trợ giao thông đường bộ và đường không không, có gây nguy hiểm cho người dân hay không.Ngày nay doanh nghiệp muốn khách hàng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ của mình nhiều hơn thì quảng cáo ngoài trời với các hình thức như treo băng rôn, treo cờ phướn, đặt bảng hiệu, pano lớn… là hình thức hiệu quả mà lâu dài nhất, với chi phí phù hợp cho doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Nhưng để thực hiện quảng cáo ngoài trời ở đâu cần phải có giấy phép quảng cáo của cơ quan quản lý có thẩm quyền để thực hiện đúng pháp luật tránh gây mất mỹ quan đô thị và gây cản trở giao thông và để quản lý các hoạt động của mọi doanh nghiệp.Hiện nay, có nhiều công ty luật trên cả nước nên việc xin giấy phép hoàn toàn dễ dàng. Nếu khách hàng có nhu cầu có thể thông qua dịch vụ của các công ty luật, các công ty đó chính là người trực tiếp nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước thay cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó các công ty luật sẽ hỗ trợ cùng với khách hàng trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo hồ sơ, thủ tục nộp hồ sơ theo dõi hồ sơ đã nộp .
4.Trình tự thực hiện xin cấp giấy phép quảng cáo
Quảng cáo hiện nay được xuất hiện trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng khác nhau. Do đó, trình tự xin cấp giấy phép quảng cáo ở mỗi loại hình lại có sự khác biệt.
4.1.Quảng cáo trên báo nói, báo hình
Cơ quan báo nói, báo hình có nhu cầu ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan quản lý nhà nước về báo chí
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo;
b) Ý kiến của cơ quan chủ quản;
c) Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động báo chí.
Bước 2: Cấp giấy phép quảng cáo
– Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí xem xét cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo cho cơ quan báo chí; trường hợp không cấp giấy phép, phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4.2.Quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và gửi hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương nơi đặt bảng quảng cáo, băng-rôn
Hồ sơ thông báo sản phẩm quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng-rôn
– Văn bản thông báo sản phẩm quảng cáo;
– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản sao giấy tờ chứng minh sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc giấy tờ chứng minh đủ điều kiện để quảng cáo
– Bản sao văn bản về việc tổ chức sự kiện của đơn vị tổ chức trong trường hợp quảng cáo cho sự kiện, chính sách xã hội
– Ma-két sản phẩm quảng cáo in mầu có chữ ký của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo hoặc chữ ký của người quảng cáo hoặc dấu của tổ chức
– Văn bản chứng minh quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng bảng quảng cáo; quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng địa điểm quảng cáo đối với băng-rôn
– Bản phối cảnh vị trí đặt bảng quảng cáo
– Bản sao giấy phép xây dựng công trình quảng cáo đối với loại bảng quảng cáo phải có giấy phép xây dựng.
Bước 2: Cấp giấy phép quảng cáo
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương xác nhận về việc nhận hồ sơ, nếu không có ý kiến trả lời thì tổ chức, cá nhân được thực hiện sản phẩm quảng cáo đã thông báo. Trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền về quảng cáo của địa phương không đồng ý, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1.Trường hợp cần xin giấy phép quảng cáo?
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, để có thể mở rộng thị trường tăng doanh số bán hàng hoặc sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp sẽ tiến hành các hoạt động quảng cáo để sản phẩm/dịch vụ của Doanh nghiệp đến với người sử dụng. Tuy nhiên, một số sản phẩm/dịch vụ sẽ bắt buộc phải xin giấy phép quảng cáo trước khi được phép tiến hành hoạt động quảng cáo. Cụ thể như sau:
– Quảng cáo dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh. Trong đó bao gồm cả khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, giải phẫu thẩm mỹ và phục hồi chức năng…
– Thuốc dùng cho người;
– Mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người;
– Vắc xin, sinh phẩm y tế;
– Trang thiết bị y tế;
– Thực phẩm;
– Hóa chất chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế.
5.2.Thời hạn giấy phép quảng cáo có giống nhau hay không?
Thời hạn hiệu lực của giấy phép quảng cáo sẽ phụ thuộc vào từng sản phẩm quảng cáo khác nhau.
Ví dụ: Đối với quảng cáo thực phẩm chức năng, thời hạn của giấy phép quảng cáo sẽ được tính là hết hạn cùng với ngày giấy phép phù hợp với quy định an toàn thực phẩm (hay còn gọi nôm na là giấy phép công bố) hết hiệu lực.
Ngoài ra, thời hạn giấy phép quảng cáo còn phụ thuộc vào việc sản phẩm quảng cáo có sự thay đổi về hồ sơ công bố, bị thù hồi giấy công bố hoặc có sự thay đổi về thành phần sản phẩm…vv. Do đó, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà giấy phép quảng cáo có hiệu lực khác nhau.
5.3.Chi phí xin cấp giấy phép quảng cáo?
Chi phí xin giấy phép quảng cáo phụ thuộc vào từng sản phẩm quảng cáo và có sự khác nhau.
Ví dụ: Lệ phí xin giấy phép quảng cáo cho mỹ phẩm sẽ khác xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng (lệ phí nhà nước đối với quảng cáo mỹ phẩm là 1.600.000 VND)
Ngoài ra, chi phí xin giấy phép quảng cáo còn bao gồm phí dịch vụ xin giấy phép quảng cáo trong trường hợp sử dụng dịch vụ xin giấy phép.
Để biết được chi tiết chi phí cần thiết xin Giấy phép quảng cáo, quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn.
5.4.Điều kiện xin cấp giấy phép quảng cáo
Để thực hiện quảng cáo, doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau:
– Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
– Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản
– Quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt phải đảm bảo các điều kiện đối với từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cụ thể.
Nội dung bài viết:
Bình luận