Thủ tục xin giấy phép kinh doanh thẩm mỹ viện

Giấy phép kinh doanh là văn bản pháp luật bắt buộc mà nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân phải đăng ký. Hơn thế nữa việc đăng ký Giấy phép kinh doanh sẽ giúp bạn hoạt động 1 cách an toàn, hợp pháp, và được pháp luật bảo vệ. Bài viết dưới đây ACC sẽ cung cấp cho quý bạn đọc thông tin vềThủ tục xin giấy phép kinh doanh thẩm mỹ viện.

Giay Chung Nhan Dang Ky Doanh Nghiep Giay Phep Kinh Doanh
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh thẩm mỹ viện

1. Giấy phép kinh doanh là gì?

– Giấy phép kinh doanh là điều kiện cần và đủ để cho cá nhân/tổ chức hoạt động trong một ngành nghề kinh doanh có điều kiện nhất định được phép hoạt động kinh doanh hợp pháp. Giấy phép kinh doanh là chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở kinh doanh đó và là cơ sở giúp cho cơ quan quản lý nhà nước quản lý trật tự xã hội về điều kiện kinh doanh được dễ dàng hơn. Có nhiều tên gọi và nhiều người không thể phân biệt được giấy phép kinh doanh là gì ? và giấy phép kinh doanh để làm gì trong các trường hợp khác nhau.

– Chỉ có 1 số ít loại giấy phép với tên gọi đúng của nó là giấy phép kinh doanh. Ví dụ: Giấy phép kinh doanh hóa chất, Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, Giấy phép kinh doanh nhập khẩu.

– Trên thực tế thuật ngữ giấy phép kinh doanh là một thuật ngữ thông dụng nên dễ được đánh đồng làm tên gọi chung cho nhiều loại giấy chứng nhận, hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Mọi người tuy hiểu kinh doanh là phải cần giấy phép nhưng không thể biết chính xác tên gọi chuyên ngành của từng loại giấy đối với các trường hợp cụ thể. Do vậy, trong nhiều trường hợp ngay cả những cơ sở kinh doanh có nhu cầu thực xin: “Giấy phép kinh doanh” cũng không thể mô tả chính xác tên gọi của loại giấy chứng nhận. Chính vì thế nên dễ gây nhầm lẫn trong công việc cũng như trong kinh doanh.

2. Điều kiện để xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ

Theo quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ là một trong những loại hình phòng khám chuyên khoa. Để được cấp Giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ, thẩm mỹ viện cần phải đáp ứng các điều kiện:

Điều kiện cơ sở vật chất

i) Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình, bảo đảm đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa, làm vệ sinh;

ii) Phòng khám chuyên khoa phải có phòng khám bệnh, chữa bệnh;

iii) Có buồng lưu người bệnh;

iv) Các điều kiện khác tùy theo phạm vi chuyên môn đăng ký;

v) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, xử lý chất thải y tế, phòng cháy chữa
cháy theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với các phòng thực hiện thủ thuật;

vi) Có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ, chăm sóc người bệnh.

Điều kiện về trang thiết bị y tế

i) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;

ii) Có hộp thuốc chống sốc và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

Điều kiện về nhân sự

i) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng về chuyên khoa đó;

ii) Các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và được phân công công việc phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

3. Điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh đối với cơ sở có dịch vụ massage

a. Điều kiện về cơ sở vật chất

i) Địa điểm cố định, có đủ ánh sáng, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;

ii) Các phòng xoa bóp phải bảo đảm các điều kiện theo quy định pháp luật.

b. Điều kiện về trang thiết bị

i) Có buồng tắm hợp vệ sinh, bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện vệ sinh khác để chăm sóc khách hàng;

ii) Có giường xoa bóp hoặc ghế hoặc đệm phù hợp; ga trải giường, gối, khăn tắm phải bảo đảm vệ sinh;

iii) Có giường khám bệnh, tủ thuốc cấp cứu, bàn làm việc và một số dụng cụ y tế (ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, bơm kim tiêm) tại phòng trực của bác sỹ;

iv) Có đủ thuốc cấp cứu thông thường.

c. Điều kiện về nhân sự

i) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ xoa bóp phải là bác sỹ hoặc y sỹ hoặc kỹ thuật viên thuộc một trong các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền hoặc có chứng chỉ đào tạo chuyên khoa phục hồi chức năng, vật lý trị liệu hoặc y học cổ truyền. Trường hợp có chỉ định thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải là bác sỹ các chuyên ngành phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học cổ truyền;

ii) Người làm việc tại cơ sở nếu có thực hiện kỹ thuật xoa bóp thì phải có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đào tạo về xoa bóp do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp;

iii) Nhân viên thực hiện kỹ thuật xoa bóp phải mặc trang phục gọn, sạch, đẹp, có phù hiệu ghi rõ tên cơ sở, tên nhân viên, có ảnh 3 cm x 4 cm.

Ngoài các điều kiện trên, Thẩm mỹ viện phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự và Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy (nếu có);

4. Hồ sơ giấy phép kinh doanh đối với thẩm mỹ viện

Để xin phép và làm thủ tục để đưa thẩm mỹ viện vào hoạt động hợp pháp, bạn cần chuẩn bị các hồ sơ như sau:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;

- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với phòng khám có vốn đầu tư nước ngoài;

- Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề và danh sách người đăng ký hành nghề của phòng khám;

- Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của phòng khám;

- Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại phòng khám nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;

- Tài liệu chứng minh phòng khám đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế, tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

- Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: phòng khám đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn, danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, văn bản trên thành 01 bộ hồ sơ, người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền đến nộp tại Sở y tế tỉnh thành phố nơi đặt cơ sở thẩm mỹ viện. Thời gian xin giấy phép thành lập phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ dự kiến 90 ngày làm việc.

5. Vai trò của giấy phép kinh doanh

Để quản lý các công việc kinh doanh của cơ sở kinh doanh. Nhà nước bắt buộc các cơ sở kinh doanh phải hoàn thành thủ tục hành chính đó là đăng ký giấy phép kinh doanh. Chỉ khi đã đăng ký và đủ điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh thì hình thức kinh doanh đó mới được xem là hợp pháp.

Với mục đích nêu trên, chắc chắn bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của giấy phép kinh doanh cũng như có câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi giấy phép kinh doanh để làm gì.

5. Các câu hỏi thường gặp

5.1. Mở thẩm mỹ viện cần bằng cấp gì?

Muốn mở thẩm mỹ viện bạn phải có đầy đủ chứng chỉ/ giấy phép hành nghề theo quy định của pháp luật theo loại hình dịch vụ mà bạn muốn mở (như mô hình thẩm mỹ viện sẽ được cho phép phẫu thuật, điều trị các bệnh về da thì đầu tiên phải có giấy tờ bằng cấp về phẫu thuật tạo hình), sau đó tiếp đến những quy trình theo điều kiện của pháp luật Việt Nam.

5.2. Mở thẩm mỹ viện cần bao nhiêu vốn?

Thông thường, những chi phí chính khi mở thẩm mỹ viện gồm:

  • Chi phí thiết kế spa.
  • Chi phí trang thiết bị, máy móc.
  • Chi phí cho mỹ phẩm spa chuyên dụng.
  • Chi phí quản lý spa.
  • Chi phí dành cho đội ngũ nhân viên.
  • Chi phí quảng cáo, tiếp thị.

Về cơ bản, chi phí tối thiểu sẽ còn phụ thuộc vào quy mô của bạn và sẽ dao động trong khoảng 400 triệu trở lên.

5.3.Thẩm quyền thành lập thẩm mỹ viện?

Cơ quan nào có thẩm quyền:

  • Sở y tế tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương.
  • Bộ phận giải quyết: Phòng quản lý hành nghề y, dược tư nhân.

5.4. Các loại hình thành lập công ty thẩm mỹ là gì?

Loại 1: Cơ sở kinh doanh dịch vụ thẩm mỹ không cần phải xin phép.

Theo khoản 1 Điều 37 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định; thì cơ sở dịch vụ thẩm mỹ chỉ được thực hiện các hoạt động xăm, phun, thêu trên da, không sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm không cần phải xin giấy phép; nhưng phải đáp ứng những điều kiện theo luật quy định.

Loại 2: Cơ sở kinh doanh thẩm mỹ cần phải xin giấy phép kinh doanh dịch vụ spa.

Theo khoản 2 Điều 37 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định:

Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy nếu việc phun xăm môi, xăm chân mày có ảnh hưởng đến việc thay đổi màu sắc da, bộ phận trên cơ thể, có sử dụng thuốc, các chất kích thích để can thiệp vào cơ thể thì cần xin giấy phép kinh doanh.

Trên đây là nội dung Thủ tục xin giấy phép kinh doanh thẩm mỹ viện. Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích về nội dung này. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp và tư vấn cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo