Giấy phép an toàn thực phẩm Sản Xuất Kinh Doanh Miến 2024

Miến là sản phẩm thực phẩm phổ biến trên thị trường, từ lâu trở nên quen thuộc đối với người tiêu dùng. Miến là loại thực phẩm khô, được sản xuất từ các loại ngũ cốc khác nhau, rất giàu protein nhưng lại không chứa cholestorol nên rất tốt cho sức khỏe. Thế nhưng ít ai biết được một quy trình chế biến có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu. Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sản xuất miến khô, doanh nghiệp kinh doanh phải làm Hồ Sơ Xin Cấp Giấy Phép An Toàn Thực Phẩm Sản Xuất Miến.

Xin Cấp Giấy Vsattp Cho Cơ Sở Sản Xuất Kinh Doanh Miến
Xin Cấp Giấy Vsattp Cho Cơ Sở Sản Xuất Kinh Doanh Miến

1. Thành phần hồ sơ xin giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất miến khô

  • Đơn đề nghị xin giấy phép an toàn thực phẩm sản xuất miến (theo mẫu nông nghiệp).
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất; trang thiết bị; dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất miến theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất miến
  • Giấy xác nhận tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất miến.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất sản phẩm miến.
  • Bản vẽ sơ đồ mặt bằng sản xuất miến.

2. Thời gian thực hiện:

Thời gian thực hiện từ 20-25 ngày làm việc bao gồm:

Thời gian chuẩn bị hồ sơ → nộp hồ sơ → đoàn thẩm định cơ sở → nhận giấy chứng nhận.

3. Mở cơ sở làm miếng có cần phải xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hay không?

  • Cơ sở kinh doanh, dịch vụ, phục vụ ăn uống cố định là bất cứ một gian nhà, toà nhà nằm trong mặt phố, dùng để kinh doanh thực phẩm được chia làm hai loại: cơ sở dịch vụ ăn uống và cơ sở bán thực phẩm.
  • Cơ sở dịch vụ ăn uống là các cơ sở chế biến, xử lý thực phẩm để bán cho khách ăn uống ngay tại chỗ.
  • Cơ sở bán thực phẩm là các cơ sở chỉ để bán thực phẩm (còn gọi là cửa hàng thực phẩm) không có dịch vụ ăn uống tại chỗ.
  • Cửa hàng ăn hay còn gọi là tiệm ăn là các cơ sở dịch vụ ăn uống cố định tại chỗ bảo đảm cùng lúc cho số lượng người ăn khoảng dưới 50 người (cửa hàng cơm bình dân, phở, bún, miến, cháo…).
  • Nhà hàng ăn uống là các cơ sở ăn uống, thường có từ 50 người ăn đồng thời một lúc.
  • “Quán ăn” là các cơ sở ăn uống nhỏ, thường chỉ có một vài nhân viên phục vụ, có tính bán cơ động, thường được bố trí ở dọc đường, trên hè phố, những nơi công cộng.
  • “Căng tin” là cơ sở bán quà bánh, hàng điểm tâm giải khát và ăn uống trong tập thể nội bộ cơ quan.
  • ”Chợ” là nơi để mọi người đến mua, bán theo những ngày, buổi nhất định.
  • “Nhà ăn tập thể hay bếp ăn tập thể” là nhà dùng làm chỗ ăn uống cho tập thể, bao gồm cả chế biến, nấu nướng tại chỗ.
  • “Siêu thị” là các cửa hàng rất lớn, bán thực phẩm và hàng hoá đủ loại.
  • “Hội chợ” là nơi tổ chức trưng bày, giới thiệu, thi, đánh giá chất lượng hàng hoá.

Về con người cần chuẩn bị:

Chủ sở hữu và người trực tiếp sản xuất phải nắm rõ kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm và phải có giấy xác nhận kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp.

Chủ cơ sở sản xuất phải có trách nhiệm kiểm tra sức khỏe cho chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất theo định kỳ ít nhất 1 lần trong 1 năm.

Doanh nghiệp cần tiến hành những công việc sau:

  • Cung cấp tài liệu liên quan, ký hồ sơ.
  • Cung cấp giấy phép kinh doanh 2 bản sao công chứng.
  • Tiếp đoàn thẩm định

4. Quy định xử phạt hành chính đối với cơ sở sản xuất miến không đảm bảo chất lượng

Để sản phẩm bún, miến, phở được bán chạy nhanh chóng trên thị trường, Cơ sở sản xuất sản phẩm cho phụ gia vào để có màu sắc đẹp và tận dụng nguồn nguyên liệu kém chất lượng để mang lại lợi nhuận cho bản thân, một số cơ sở sản xuất đã pha chế thêm các loại hóa chất, đã được cấm sử dụng. Ngoài ra, qua thực tế cho thấy sản phẩm có thể được làm từ các nguyên liệu không đảm bảo chất lượng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì vậy nhà nước đã có những quy định xử phạt hành chính đối với cơ sở sản xuất không đảm bảo chất lượng như sau:

  • Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm từ 01 tháng đến 06 tháng, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 01 tháng đến 24 tháng;
  • Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 12 tháng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 25 của Luật xử lý vi phạm hành chính
  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.
  • Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (502 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo