Quy định về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là cấp xét xử đầu tiên trong tiến hành giải quyết vụ án hành chính. Theo đó, khi cá nhân, tổ chức có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình có thể bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại,... của cơ quan, tổ chức , cá nhân ban hành có quyền yêu cầu tòa án giải quyết. Theo đó, khi tiến hành giải quyết một vụ án hành chính thì tòa án có thẩm quyền tiến hành xét xử theo cấp xét xử đầu tiên là xét xử sơ thẩm. Bài viết sau đây đề cập đến một số Quy định về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính mà pháp luật quy định.

xet-xu-so-tham-vu-an-hanh-chinhXét xử sơ thẩm vụ án hành chính

1. Khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là gì?  Khái niệm xét xử sơ thẩm vụ án hành chính được hiểu như thế nào luôn là nỗi băn khoăn, vướng mắc của nhiều người.

Xét xử sơ thẩm là việc vụ án lần đầu tiên được đưa ra xét xử tại tòa án có thẩm quyền xác định quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan đến vụ án xét xử. Khi tiến hành việc xét xử sơ thẩm hội đồng xét xử sẽ tiến hành kiểm tra danh sách các tài liệu chứng cứ của một vụ án một cách toàn diện khách quan áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án. Tùy thuộc vào từng tính chất, mức độ, lĩnh vực vi phạm khác nhau mà thẩm quyền giải quyết của tòa án cũng khác nhau. 

Để tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án thì tòa án cần mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, là phiên tòa đầu tiên của một vụ án tại cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của pháp luật để giải quyết tranh chấp giữa các bên. 

Xét xử sơ thẩm là thủ tục bắt buộc để giải quyết vụ án hành chính. Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là việc vụ án hành chính lần đầu tiên được đưa ra xét xử tại tòa án có thẩm quyền xác định quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan đến vụ án xét xử. Theo đó, xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là việc cơ quan tòa án có thẩm quyền tiến hành thụ lý và mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nhằm giải quyết vụ án hành chính phát sinh khi cá nhân, tổ chức khởi kiện yêu cầu tòa án xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tìm hiểu luật tố tụng hành chính và toàn bộ điểm mới đáng chú ý trong bài viết Luật tố tụng hành chính 2015.

2. Trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm vụ án hành chính

Việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính được tiến hành theo quy trình, trình tự, thủ tục như sau:

Bước 1: Thụ lý vụ án:

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí; trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thông báo cho người khởi kiện biết về việc thụ lý vụ án.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán đã thụ lý vụ án phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Chuẩn bị xét xử:

Tòa án tiến hành việc chuẩn bị xét xử đối với từng vụ án cụ thể trong thời hạn như sau:

  • 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp đó là quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 02 tháng
  • 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp đó là quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh. Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 01 tháng
  • Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Bước 3: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm:

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Bước 4: Tiến hành thủ tục bắt đầu phiên tòa:

  • Khai mạc phiên tòa
  • Giải quyết yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch
  • Hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
  • Xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu
  • Thay đổi địa vị tố tụng

Bước 5: Tiến hành tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm:

Bước 6: Nghị án

Bước 5: Ra bản án sơ thẩm

Bước 6: Tuyên án

Câu hỏi thường gặp

Thế nào là phiên tòa sơ thẩm?

Phiên tòa sơ thẩm là gì Phiên tòa sơ thẩm dân sự là phiên xét xử vụ án dân sự lần đầu của Tòa án. Là phiên tòa lần đầu xem xét và quyết định về toàn bộ vụ án, phiên tòa sơ thẩm thể hiện đầy đủ nhất các yếu tố đặc trưng của phiên tòa.

Vụ án hành chính là gì?

Vụ án hành chính là vụ án phát sinh khi cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính,…

Người khởi kiện trong vụ án hành chính là ai?

Người khởi kiện là cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước; danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân (sau đây gọi chung là danh sách cử tri).

Trên đây là những vấn đề liên quan đến xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. Tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng mà công ty Luật ACC xin cung cấp cho khách hàng dịch vụ Tư vấn quy định về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính. Nếu quý khách hàng còn gặp phân vân về xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là gì? và muốn nhận được sự tư vấn liên quan đến vấn đề này cũng như trình tự xét xử sơ thẩm vụ án hành chính thì hãy liên hệ với Công ty Luật ACC ngay để có thể nhận được sự tư vấn nhanh chóng, hiệu quả, uy tín, chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.

Công ty Luật ACC - Đồng hành pháp lý cùng bạn

Liên hệ với chúng tôi:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Zalo: 084.696.7979

- Văn phòng: (028) 777.00.888

- Mail: [email protected]

✅ Sơ thẩm: Vụ án hành chính
✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói - Tận Tâm
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (304 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo