So sánh xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm [Chi tiết 2024]

Hai cấp xét xử là: cấp xét xử sơ thẩm và cấp xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và những vụ án khác theo quy định của pháp luật. Vậy hai cấp xét xử này khác nhau như thế nào hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Ttxvn20201221 Lien Ket Viet1

1. Sơ thẩm là gì? Ý nghĩa của sơ thẩm

Sơ thẩm (hay nói một cách đầy đủ hơn là xét xử sơ thẩm) vụ án hình sự là một giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó Tòa án có thẩm quyền tiến hành xem xét, giải quyết vụ án, ra bản án, quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật.

Hiểu theo cách đơn giản thì xét xử sơ thẩm chính là xét xử lần đầu. Đây là giai đoạn tố tụng hình sự được bắt đầu từ khi Tòa án nhận hồ sơ vụ án hình sự cùng bản cáo trạng hay quyết định truy tố do Viện kiểm sát chuyển đến, và kết thúc khi Tòa án ra bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm. Tóm lại, xét xử sơ thẩm là một giai đoạn độc lập trong tố tụng hình sự, mà ở đó, hoạt động của Tòa án sẽ đóng vai trò chính và là trọng tâm.

Ý nghĩa của xét xử sơ thẩm: Có thể thấy, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của tố tụng hình sự hiện nay. Thông qua việc xét xử và đặc biệt là qua xét xử công khai, xét xử sơ thẩm sẽ góp phần giáo dục công dân về việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật và tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội. Bên cạnh đó, hoạt động xét xử sơ thẩm còn góp phần nâng cao ý thức phòng ngừa và phòng, chống tội phạm, từ đây, xét xử sơ thẩm sẽ góp phần bảo vệ công lý, bảo đảm công bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa.

2. Phúc thẩm là gì? Ý nghĩa của phúc thẩm

Phúc thẩm (hay nói một cách đầy đủ hơn là xét xử phúc thẩm) cũng là một giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó Tòa án cấp trên tiến hành xét xử lại vụ án hình sự hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.

Mặc dù pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện hành đã quy định nhiều biện pháp bảo đảm cho Tòa án xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và không làm oan người vô tội, nhưng không thể loại trừ những trường hợp bản án, quyết định sơ thẩm không đáp ứng được yêu cầu của pháp luật. Vì vậy, quy định về chế định xét xử phúc thẩm là hoàn toàn hợp lý, để đảm bảo quyền phản đối bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát cũng như các bên liên quan.

Ý nghĩa của xét xử phúc thẩm: Có thể nói, xét xử phúc thẩm góp phần sửa chữa những sai lầm, thiếu sót trong việc giải quyết vụ án hình sự của Tòa án cấp sơ thẩm, qua đó bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Mặt khác, thông qua việc thực hiện công tác giám đốc xét xử, phát hiện và sửa chữa sai lầm của Tòa án cấp dưới, Tòa án cấp phúc thẩm có thể hướng dẫn Tòa án cấp dưới giải thích và vận dụng đúng pháp luật, và vì vậy, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng xét xử và bảo đảm áp dụng pháp luật tố tụng hình sự được đúng đắn, thống nhất.

3. So sánh xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm

Tiêu chí Xét xử sơ thẩm Xét xử phúc thẩm
Cơ sở pháp lý Chương XXI Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2021). Chương XXII Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2021).
Tính chất Tòa án có thẩm quyền xét xử lần đầu vụ án hình sự. Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm của Tòa án cấp dưới.
Thẩm quyền xét xử Tòa án các cấp theo quy định tại Mục I Chương XXI Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Tòa án cấp trên trực tiếp của Tòa án đã ra bản án, quyết định sơ thẩm.
Phạm vi xét xử - Xét xử những bị cáo và hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử;

- Xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.

- Phần nội dung của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị;

- Nếu thấy cần thiết có thể xem xét các phần khác của bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị.

 

Trên đây là bài viết về So sánh xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Hi vọng qua bài viết đã giúp quý bạn đọc có những thông tin tham khảo hữu ích. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên tất cả các tỉnh thành: Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, TP. Cần Thơ, TP. Đà Nẵng và Đồng Nai… Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo