Xe máy chính là phương tiện chiếm số lượng lớn và được sử dụng rộng rãi trên khắp đất nước Việt Nam. Nhiều người sử dụng xe máy để thực hiện các công việc của họ. Chính vì vậy, hằng ngày, khi lưu thông trên đường, không quá khó để bắt gặp những chiếc xe máy chở những hàng hóa cồng kềnh, quá khổ. Điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nguy hiểm không chỉ cho bản thân người lái xe mà còn ảnh hưởng cho những người đang lưu thông khác. Đây cũng là một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến hiện nay. Vậy xe máy chở hàng cồng kềnh phạt bao nhiêu tiền? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này với ACC nhé.
Xe máy chở hàng cồng kềnh phạt bao nhiêu tiền?
1.Thế nào là chở hàng cồng kềnh khi tham gia giao thông?
Hiện nay không có mức xử phạt đối với lỗi chở hàng hóa cồng kềnh mà chỉ xử phạt khi điều khiển xe máy chở hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định. Chở hàng cồng kềnh khi tham gia giao thông.
Như vậy, có thể hiểu, việc chở hàng hóa cồng kềnh được xem là vi phạm khi vượt quá giới hạn cho phép.
2. Quy định về giới hạn xếp hàng hóa trên xe
Trước hết chúng ta cần biết về giới hạn xếp hàng hóa trên xe để biết được rằng hàng hóa nào được xem là cồng kềnh theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo khoản 4 Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về giới hạn sắp xếp hàng hóa trên mô tô, xe gắn máy như sau:
Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.
Trong đó, giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất trên xe mô tô, xe gắn máy được hiểu là một loại baga chở hàng, được tính từ mép hai bên hông và mép sau của baga.
Như vậy, nếu xe mô tô, xe gắn máy chở hàng vượt quá quy định nêu trên thì bị coi là chở hàng cồng kềnh và sẽ bị xử phạt lỗi xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.
3. Mức phạt đối xe máy chở hàng cồng kềnh
Căn cứ theo điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.
Như vậy, hành vi chở hàng cồng kềnh, chở hàng vượt quá giới hạn quy định sẽ bị xử phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Ngoài bị xử phạt hành chính, người vi phạm còn có thể bị tước bằng lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng, căn cứ theo quy định tại khoản 2 điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:
“Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính…”
Xem thêm các mức phạt đối với các loại xe khác tại: https://accgroup.vn/cho-hang-cong-kenh-nghi-dinh-100/
4. Các câu hỏi có liên quan
Chở hàng hóa vượt quá mức cho phép có bị tước giấy phép lái xe?
Trường hợp, do việc xếp hàng vượt quá giới hạn quy định mà gây tai nạn thì bạn còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
Nộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông trong trường hợp nào?
Thủ tục nộp phạt tại chỗ cho cảnh sát giao thông chỉ áp dụng đối với trường hợp người vi phạm giao thông bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức (theo khoản 1 Điều 56 và khoản 1 Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).
Nộp phạt vi phạm giao thông muộn bị xử lý thế nào?
Căn cứ Khoản 1, Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và Điều 5 Thông tư 153/2013/TT-BTC quy định về thời hạn nộp phạt vi phạm giao thông, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân; tổ chức bị phạt phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt. Nếu quá thời hạn nêu trên sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp thì cá nhân, tổ chức vi phạm sẽ phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp. Không tính trường hợp chậm nộp phạt đối với các trường hợp được hoãn thi hành quyết định xử phạt.
Hy vọng những nội dung vừa nêu trong bài viết này đã cung cấp đến quý bạn đọc câu trả lời cho câu hỏi xe máy chở hàng cồng kềnh phạt bao nhiêu tiền? Tuy rằng hành vi này chỉ dừng ở mức phạt hành chính nhưng đây lại là hành vi nguy hiểm với khả năng gây tai nạn ảnh hưởng đến sự an toàn của người lái xe lẫn người xung quanh. Do đó hãy hạn chế nhất có thể việc xuất hiện tình này xảy ra, khi cần chở hàng hóa cồng kềnh vượt mức quy định của pháp luật thì bạn nên tìm những loại xe chở hàng chuyên dụng để đảm bảo an toàn bạn nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, bạn có thể bình luận dưới bài viết này, ACC sẽ giải đáp giúp bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận