Xe không chính chủ phạt bao nhiêu? (Cập nhật 2024)

Hiện nay, việc mượn xe người khác để tham gia giao thông hay mua bán xe máy mà không thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ diễn ra rất phổ biến. Những hành vi này gọi là điều khiển phương tiện giao thông không chính chủ. Vậy xe không chính chủ phạt bao nhiêu? (Cập nhật 2023) sẽ được ACC trả lời qua bài viết dưới đây!

 1.  Xe không chính chủ là gì?

Xe không chính chủ được hiểu là loại phương tiện lưu hành nhưng chủ sở hữu xe có hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên mình khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

2. Có bị xử phạt lỗi xe không chính chủ?

Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA quy định về đăng ký xe có quy định: tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng xe phải tiến hành đăng ký sang tên xe. Điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt; quy định hành vi không sang tên xe bị xử phạt.

3. Xe không chính chủ phạt bao nhiêu?

“Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  1. a) Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô;”

Như vậy, từ những căn cứ trên nhận thấy việc mượn, thuê xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô sẽ không phải làm thủ tục đăng ký sang tên và không bị xử phạt vi phạm hành chính. Còn những trường hợp khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là các mà không thực hiện thủ tục đăng ký xe sang tên đổi chủ sẽ bị phạt theo quy định trên.

4. Thực tiễn xử phạt lỗi xe không chính chủ diễn ra như thế nào?

Trên thực tế, khi bị cảnh sát giao thông yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe mà không chính chủ thì người đang được yêu cầu kiểm tra thường “nói dối” là xe đi mượn để không bị xử phạt hành chính vì lỗi không thực hiện thủ tục đăng ký xe sang tên đổi chủ. Và rất khó để xác minh lời nói đó của người đang bị kiểm tra hành chính là đúng hay sai. Vậy quy định tại Điều 30 này có phải là viển vông trên thực tế?

Việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, điểm l khoản 7 Điều 30 nêu trên chỉ được thực hiện thông qua:

- Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

- Công tác đăng ký xe.

Theo đó, khi bạn làm thủ tục đăng ký sang tên xe, bạn sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi không sang tên xe.

 

5. Nộp tiền phạt vi phạm hành chính xe không chính chủ như thế nào?

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, cá nhân, tổ chức bị xử phạt phải nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt (khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012).

Nếu quá thời hạn này, sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp.

Việc sang tên chủ xe là một thủ tục vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo sự hợp pháp trong việc sử dụng xe của chủ sở hữu, đảm bảo tư cách “chính chủ”. Chính vì vậy, quý khách hàng nên tiến hành việc sang tên đổi chủ càng sớm càng tốt, nếu để quá thời hạn sẽ dễ bị xử phạt hành chính. Qua bài viết trên, ACC Group đã giúp quý vị tìm câu trả lời cho câu hỏi xe không chính chủ phạt bao nhiêu, mong rằng quý khách hàng đã nắm bắt được thông tin về xe không chính chủ phạt bao nhiêu để không xảy ra tình trạng bị xử phạt sai trên thực tế.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo