Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ được quy định như thế nào?

Khi gia nhập vào một tổ chức nào đó, chủ thể sẽ phải tuân thủ theo những quy tắc, chuẩn mực mà tổ chức này quy định. Việc thực hiện đúng với quy chế sẽ giúp tổ chức hoạt động có hiệu quả và việc quản lý được chặt chẽ, tốt hơn. Vậy, Quy chế chi tiêu nội bộ là gì? Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ được quy định như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về quy chế chi tiêu nội bộ để làm gì.
Chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp
Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ được quy định như thế nào?

1. Quy chế chi tiêu nội bộ để làm gì?

Quy chế chi tiêu nội bộ để làm gì được giải đáp như sau:
Quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu áp dụng thống nhất trong đơn vị nhằm sử dụng kinh phí có hiệu quả và tăng cường công tác quản lý, đảm bảo hoàn thành tốt nghiệp nhiệm vụ được giao phù hợp với nguồn kinh phí hiện có của đơn vị. Ban hành quy chế chi tiêu nội bộ là công việc định kỳ hàng năm mà đơn vị có trách nhiệm báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị cho cơ quan quản lý cấp trên theo quy định.
Cơ quan, đơn vị xây dựng cơ chế chi tiêu nội bộ nhằm mục đích sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả. Việc xây dựng và thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về mẫu ban hành chi tiêu nội bộ mà sẽ do các cơ quan tự tìm hiểu và xây dựng.

2. Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ được quy định như thế nào?

Theo khoản 9 Điều 3 Thông tư liên tịch 71/2014/TTLT-BTC-BNV quy định về xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công, như sau:

+ Để chủ động sử dụng kinh phí tự chủ được giao, quản lý sử dụng tài sản công đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ và Quy chế quản lý sử dụng tài sản công theo nội dung hướng dẫn tại Mẫu số 01 kèm theo Thông tư này, làm căn cứ cho cán bộ, công chức và người lao động trong cơ quan thực hiện, Kho bạc Nhà nước kiểm soát chi.

+ Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công do Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ ban hành sau khi có ý kiến tham gia của tổ chức công đoàn cơ quan và phải được công khai trong toàn cơ quan, phải gửi đến Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan mở tài khoản giao dịch để kiểm soát chi theo quy định, cơ quan quản lý cấp trên (đối với cơ quan thực hiện chế độ tự chủ là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc) hoặc cơ quan tài chính cùng cấp (đối với cơ quan thực hiện chế độ tự chủ không có đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc) để theo dõi, giám sát.

+ Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công cần tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau:

Cử cán bộ, công chức và người lao động đi công tác trong nước, chế độ thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ, khoán phương tiện đi lại cho những trường hợp thường xuyên phải đi công tác;

Quản lý, phân bổ kinh phí, sử dụng văn phòng phẩm trong các Vụ, Cục, Phòng, Ban hoặc các tổ chức tương đương thuộc cơ quan;

Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại công vụ tại cơ quan cho từng đầu máy điện thoại hoặc từng đơn vị trong cơ quan; tiêu chuẩn, định mức sử dụng, thanh toán cước phí điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý trong cơ quan;

Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí sử dụng ô tô, xăng dầu theo từng Vụ, Cục, Phòng, Ban hoặc các tổ chức tương đương thuộc cơ quan;

Quản lý và sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, sử dụng điện thắp sáng;

Nội dung chi, mức chi thực hiện các nhiệm vụ đặc thù.

+ Khi xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, Quy chế quản lý sử dụng tài sản công, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tình hình thực hiện của các Vụ, Cục, Phòng, Ban hoặc các tổ chức tương đương trong thời gian qua, khả năng nguồn kinh phí được giao để quy định. Mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức hoặc chế độ khoán trong Quy chế chi tiêu nội bộ không được vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

+ Trường hợp Quy chế chi tiêu nội bộ cơ quan xây dựng vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền ban hành thì cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan tài chính có trách nhiệm yêu cầu cơ quan ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ điều chỉnh lại cho phù hợp.

+ Thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, cơ quan phải bảo đảm có chứng từ, hóa đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định (trừ các khoản kinh phí khoán theo quy định tại Điểm c Khoản 6 Điều 3 Thông tư này).

3. Cách xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Cách xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ cũng là một trong những nội dung cần thiết khi tìm hiểu quy chế chi tiêu nội bộ để làm gì.
Quyết định ban hành quy chế chi tiêu nội bộ cần phải có những nội dung chính sau đây:
– Căn cứ xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
  • Chế độ, tiêu chuẩn, định mức cho do cơ quan có thẩm quyền quy định;
  • Căn cứ tình hình thực hiện qua các năm về chi tiêu và sử dụng tài sản;
  • Căn cứ theo chương tình, nhiệm vụ, kế hoạch trong năm;
  • Dự toán chi ngân sách nhà nước
– Mục đích xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
  • Tạo điều kiện cho cơ quan thực hiện quyền tự chủ, chủ động trong công việc quan rlys và chi tiêu kinh phí quản lý hành chính được giao, đồng thời gắn trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị và cán bộ, công chức, người lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật;
  • Thúc đẩy việc sắp xếp tổ chức bộ máy có hiệu quả, nâng cao tính chủ động phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo thu nhập chính đáng của cán bộ, công chức, người lao động trong cơ quan;
  • Đảm bảo tài sản công được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả;
  • Thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu ngân sách;
Theo đó, mục đích của việc ban hành quy chế chi tiêu nội bộ để sử dụng hiệu qua và tiết kiệm nguồn ngân sách, tránh tình trạng bội chi ngân sách dẫn đến thâm hụt ngân sách.
– Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
  • Chế độ chi tiêu nội bộ không vượt quá chế độ chi hiện hành do cơ quan có thẩm quyền cấp trên quy định;
  • Chế độ chi tiêu, quản lý sử dụng tài sản phù hợp với hoạt động đặc thù của cơ quan;
  • Đảm bảo cho cơ quan, cán bộ và người lao động hoàn thành nhiệm vụ được giao;
  • Đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người lao động;
  • Chế độ chi tiêu nội bộ phải được thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai;
  • Việc chi tiêu phải đảm bảo có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp;
  • Có ý kiến tham gia bằng văn bản của tổ chức công đoàn.
– Nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, cần xác định các lĩnh vực về:
+ Sử dụng văn phòng phẩm: Văn phòng phẩm, công cụ, dụng cụ văn phòng của đơn vị sử dụng đúng mục đích, nhu cầu. Khi sử dụng căn cứ vào thực tế số lượng, nhu cầu công việc. Trước khi in, photo tài liệu phải kiểm tra kỹ tránh sai sót phải in, photo lại nhiều lần đề đảm bảo tiết kiệm trong hoạt động;
+ Cồn tác phí và hội nghị: liệt kê các chi phí đã chi tiêu trong việc tổ chức các hội nghị;
+ Sử dụng điện thoại đối với điện thoại tại công sở và điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động.
+ Quy định về thanh toán công tác phí: chi phí đi lại, phục cấp lưu trú. tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác, tập huấn;
+ Nội dung chi, mức chi khi thực hiện các nhiệm vụ được giao;
+ Trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức khi làm thêm giờ, quy định mức chi theo chế độ quy định hiện hành;
+ Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng: Đối với tài sản của đơn vị, nhân viên phải có ý thức trong việc bảo quản thiết bị, máy móc, không để mất mát, hư hỏng, hạn chế tối đa việc sửa chữa. Trước khi sửa chữa phải có ý kiến lãnh đạo. Nếu xảy ra mất mát, hư hỏng thuộc phạm vi cá nhân quản lý thì phải bồi thường cho đơn vị theo quy định của pháp luật.
+ Kinh phí khen thưởng, kinh phí đào tạo.
– Quy định việc xử lý vi phạm và giải quyết các trường hợp đặc biệt khi sử dụng vượt quá mức chi trả đã cấp phép.

4. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ được quy định như thế nào?

Theo khoản 9 Điều 1 Nghị định 117/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm tổ chức thực hiện

- Trách nhiệm của cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm

+ Thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc quản lý, sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính được giao;

+ Thực hiện các biện pháp tiết kiệm trong việc sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính; ban hành quy chế chi tiêu nội bộ, tổ chức thảo luận dân chủ, thống nhất trong cơ quan nhằm thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ được giao;

+ Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, quy chế chi tiêu nội bộ, công khai tài chính trong việc quản lý và sử dụng biên chế, kinh phí quản lý hành chính trong cơ quan, trong đó phải công khai tại hội nghị cán bộ công nhân viên chức một số nội dung: nhu cầu biên chế tăng thêm, các khoản chi đoàn đi công tác nước ngoài, mua sắm xe ô tô, mua sắm, sửa chữa tài sản và chi tiêu tiếp khách,... theo đối tượng sử dụng, theo định mức tiêu chuẩn; tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn và cán bộ, công chức trong cơ quan được tham gia thực hiện và giám sát thực hiện phương án sử dụng biên chế, kinh phí theo quy định của Nhà nước;

+ Hàng năm, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp kết quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị mình, trong đó cần báo cáo đánh giá theo một số nội dung:

Nhiệm vụ đặc thù đã thực hiện: Đánh giá theo từng nhiệm vụ (dự toán giao; khối lượng, chất lượng công việc thực hiện);

Nhiệm vụ đặc thù không thực hiện: Tên nhiệm vụ, dự toán đã giao;

Tình hình chấp hành chính sách, chế độ chi tiêu tài chính.

Trên đây là bài viết về Xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ được quy định như thế nào? mời bạn đọc thêm tham khảo và nếu có thêm những thắc mắc về bài viết này hay những vấn đề pháp lý khác về dịch vụ luật sư, tư vấn nhà đất, thành lập doanh nghiệp… hãy liên hệ với ACC theo thông tin bên dưới để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả từ đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm từ chúng tôi. ACC đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo