Để trả lời cho câu hỏi xăm hình có đi nghĩa vụ quân sự không? Mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để biết thông tin cụ thể về các thắc mắc trên.

1. Xăm mình có được đi nghĩa vụ quân sự không?
Vấn đề đề cập là Xăm mình có được đi nghĩa vụ quân sự không? Điều này không được quy định trong các tiêu chuẩn trên nên có thể hiểu Xăm hình vẫn được phép đi nghĩa vụ quân sự. Bởi xăm mình là một môn nghệ thuật, do đó, để đảm bảo quyền bình đẳng của công dân thì những công dân xăm mình vẫn được phép đi nghĩa vụ quân sự 2021. Tuy nhiên, trong quá trình khám sức khỏe thì những người có thẩm quyền sẽ xem xét hình xăm (như có nội dung chống phá nhà nước không? có nội dung gây tranh cãi, phản cảm...) tùy từng điều kiện cụ thể để quyết định.
2. Quy định pháp luật liên quan đến vấn đề xăm mình ?
Liên quan đến vấn đề về xăm hình, việc quyết định xăm hình là quyền tự do của mỗi người. Trước đây, việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hằng năm được áp dụng theo Thông tư số 167/2010/TT-BQP của Bộ Quốc phòng.
Theo đó, Thông tư này quy định không gọi nhập ngũ vào quân đội với những người xăm da (bằng kim) có hình mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm ở những vị trí lộ diện như mặt, cổ, tay (từ 1/3 dưới cánh tay trở xuống); chân (1/3 dưới đùi trở xuống).
Tuy nhiên, hiện nay, Thông tư 167 nêu trên đã hết hiệu lực và liên tiếp được thay thế bằng Thông tư số 140/2015/TT-BQP và mới đây nhất là Thông tư số 148/2018/TT-BQP (có hiệu lực từ ngày 20-11-2018).
Theo đó, văn bản hiện hành không còn đề cập đến việc không gọi nhập ngũ với những người có hình xăm trên cơ thể. Như vậy có thể hiểu, hiện nay, những người có hình xăm sẽ không còn được loại trừ nghĩa vụ quân sự; hoàn toàn vẫn phải tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự như những công dân khác.
Sự điều chỉnh nêu trên được cho là phù hợp, nhằm khắc phục tình trạng công dân cố tình xăm hình, xăm chữ lên cơ thể để trốn tránh nghĩa vụ quân sự vốn đã từng xảy ra ở một số địa phương.
Tuy nhiên, việc công dân có hình xăm phản cảm vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh, lễ tiết quân đội. Do đó, trong quá trình khám nghĩa vụ quân sự, các cơ quan liên quan được yêu cầu cần thực hiện nhiều biện pháp để đánh giá kỹ lưỡng về tính chất, mức độ của hình xăm để phân loại.
Theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA thì công dân không được tuyển chọn nhập ngũ khi cơ thể có hình xăm, chữ xăm có nội dung chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kỳ dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực. Hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở những vị trí lộ diện, như: Mặt, đầu, cổ; từ 1/2 cánh tay trên trở xuống, từ 1/3 dưới đùi trở xuống. Hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích từ 1/2 lưng, ngực, bụng trở lên.
Tóm lại, tùy vào từng trường hợp và vị trí xăm mình thì khi khám sức khỏe các cán bộ cơ quan liên quan sẽ đánh giá xem có thuộc trường hợp đi nghĩa vụ quân sự hay không đi nghĩa vụ quân sự.
Trên đây là toàn bộ nội dung trả lời cho câu hỏi xăm hình có đi nghĩa vụ quân sự không mà chúng tôi cung cấp đến cho quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vấn đề vướng mắc cần giải đáp cụ thể, hãy liên hệ với Công ty luật ACC để được hỗ trợ:
Hotline: 1900.3330
Zalo: 0846967979
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận