Xác định lỗi trong pháp luật dân sự

Hiện nay, lỗi trong dân sự hay lỗi trong hình sự thì đều được chia ra thành lỗi cố ý và lỗi vô ý. Trong nhiều trường hợp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đều phải có dấu hiệu lỗi không có dấu hiệu lỗi thì hầu hết không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng như bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Luật ACC xin gửi đến quý bạn đọc bài viết: “Xác định lỗi trong pháp luật dân sự [2022]”.
Quyen-so-huu-tri-tue-co-yeu-to-nuoc-ngoai-2-300x200

1. Xác định lỗi trong pháp luật dân sự

- Theo quy định của pháp luật dân sự: Lỗi cũng được xem là một trong các căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại và mức độ bồi thường thiệt hại. Mặc dù theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 hiện hành tại khoản 1 Điều 584 thì về nguyên tắc chung mà nói, yếu tố lỗi không còn là một trong các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nữa (đây là điểm mới so với Bộ luật dân sự 2005 trước đó):
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Tuy nhiên, yếu tố “lỗi” vẫn được xem làm căn cứ để xét xét mức độ thiệt hại được bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và ngay cả đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng cũng có quy định nội dung này. Cụ thể, vấn đề này thể hiện qua Điều 363 và khoản 2 Điều 585 Bộ luật dân sự 2015:
Điều 363. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên bị vi phạm có lỗi
Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình.
Điều 585. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại: Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình”.

2. Yếu tố lỗi trong Bộ luật dân sự năm 2015 và Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi. bổ sung năm 2017, 2021)

Hiện nay, yếu tố lỗi được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 và Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) cụ thể như sau:
Bộ luật dân sự 2015 Bộ luật hình sự 2015
Điều 364. Lỗi trong trách nhiệm dân sự

Lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý.

Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

 

 

Điều 10. Cố ý phạm tội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra; (Lỗi cố ý trực tiếp)

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra. (Lỗi cố ý gián tiếp)

Điều 11. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. (Lỗi vô ý vì quá tự tin)

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. (Lỗi vô ý do cẩu thả).

Như vậy:
- Thứ nhất: Nhìn nhận chung thì giữa pháp luật hình sự và pháp luật dân sự yếu tố “lỗi” đều được chia thành 02 hình thức lỗi là: (1) Lỗi cố ý và (2) Lỗi vô ý.
Ngoài ra, cụ thể hơn so với pháp luật dân sự, pháp luật hình sự còn chia từng hình thức lỗi vô ý và lỗi cố ý thành 04 hình thức lỗi cụ thể: Lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin, lỗi vô ý do cẩu thả.
- Thứ hai: Theo quy định pháp luật dân sự tại Bộ luật dân sự 2015 thì đối với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, nguyên tắc chung là dù người gây thiệt hại có lỗi vô ý hay cố ý hay không có lỗi thì đều phải bồi thường thiệt hại cho người có thiệt hại.
Trái lại, trong pháp luật hình sự thì lỗi lại là dấu hiệu bắt buộc trong mọi trường hợp để xác định tội phạm, nếu không có lỗi thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, có thể nói việc phân chia thành lỗi vô ý hay lỗi cố ý trong pháp luật hình sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi yếu tố lỗi là căn cứ ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định tội danh.
Ví dụ: Nếu cũng gây ra hậu quả chết người nhưng người phạm tội với lỗi cố ý thì sẽ bị truy cứu về Tội giết người (Điều 123 Bộ luật hình sự 2015). Tuy nhiên nếu phạm tội với lỗi vô ý thì lại bị truy cứ về Tội vô ý làm chết người (Điều 128 Bộ luật hình sự 2015). Như vậy, với yếu tố lỗi khác nhau thì việc xác định tội danh cũng sẽ hoàn toàn khác nhau.

3. Dịch vụ tư vấn luật ACC

Trên đây là thông tin về Xác định lỗi trong pháp luật dân sự [2022] mà Công ty Luật ACC gửi đến quý bạn đọc tham khảo. Nếu cần cung cấp thêm thông tin chi tiết quy định về dân sự, quý khách vui lòng truy cập trang web: https://accgroup.vn để được trao đổi cụ thể.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (511 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo