Thị trường kinh tế ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ, các doanh nghiệp cần phải liên tục cập nhật nâng cao giá trị để có thể tồn tại và phát triển. Việc tạo nên giá trị được xem như là quá trình sống còn và nhiều nhà lãnh đạo đều băn khoăn trên chặng đường phát triển. Thông qua bài viết dưới đây, ACC sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về cách xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước.
1. Doanh nghiệp nhà nước là gì?
Điều 88 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định về doanh nghiệp nhà nước như sau:
Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
- a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
- a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
- b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
- a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
- b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
2. Giá trị doanh nghiệp là gì?
Giá trị doanh nghiệp (Enterprise Value viết tắt là EV) được hiểu như là một trong những khái niệm cơ bản không được đồng nhất với giá bán của doanh nghiệp trên thị trường. Có thể hiểu giá trị doanh nghiệp hiện nay sẽ được đo lường bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà các doanh nghiệp có thể đưa tới cho các nhà đầu tư.
Thuật ngữ “Giá trị doanh nghiệp” được các nhà đầu tư cùng các chuyên gia kinh tế thường xuyên sử dụng trong quá trình đánh giá tổng thể các nguồn thu nhập mà doanh nghiệp thu được.
Có thể hiểu Enterprise Value sẽ luôn tồn tại mặc dù không hề có bất kỳ giao dịch mua bán hay chuyển nhượng nào được diễn ra. Những giá trị ấy sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan, dễ thay đổi, khó định lượng một cách chắc chắn.
Bởi vậy khi được tiến hành thẩm định giá trị doanh nghiệp, những người phụ trách phải có chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm và đạo đức để đảm bảo quá trình định giá diễn ra minh bạch, hợp lý.
Việc định giá doanh nghiệp chính là quá trình ước tính về giá trị, lợi ích thông qua các phương pháp thẩm định phù hợp. Có thể khẳng định giá trị này sẽ được hình thành dựa trên những khoản thu nhập mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
3. Quá trình xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước bao gồm việc gì?
- Điều tra cũng như phân tích một cách chi tiết về các hoạt động, tài sản, các khoản ghi nợ
- Đánh giá chính xác các hoạt động, tài sản cũng như các khoản ghi nợ của công ty
- Xác định những giá trị hiện hữu cũng như giá trị tiềm năng mà doanh nghiệp đem lại.
Xác định giá trị doanh nghiệp chính là quá trình các cơ quan, tổ chức tiến hành thẩm định thông qua việc dựa vào giá trị bằng tiền trong doanh nghiệp như tài sản vô hình, tài sản hữu hình, tài sản tài chính,…) dựa trên những quy định của Bộ luật dân sự trong thị trường hiện tại, phù hợp với những tiêu chuẩn thẩm định.
Xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước
4. Phương pháp giúp xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước
Cụ thể có những phương pháp sau:
Phương pháp tỷ số bình quân
Phương pháp này được sử dụng để từ đó ước tính ra giá trị vốn sở hữu của doanh nghiệp dựa vào những tỷ số trung bình của những doanh nghiệp so sánh. Như vậy, tỷ số thị trường thường được xem xét sử dụng với phương pháp tỷ số bình quân bao gồm:
- Tỷ số giá trên thu nhập bình quân
- Tỷ số giá trên doanh thu bình quân
- Tỷ số giá trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu bình quân
- Tỷ số giá trị doanh nghiệp trên lợi nhuận trước thuế
- Lãi vay và khấu hao bình quân
- Tỷ số giá trị doanh nghiệp trên doanh thu
Phương pháp tỷ số giá bình quân được xem xét dựa trên dữ liệu của nhiều tỷ số khác nhau trong doanh nghiệp
Phương pháp giá giao dịch
Đây chính là phương pháp được dùng để ước tính giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định dựa trên giá giao dịch chuyển nhượng vốn hoặc chuyển nhượng cổ phần thành công trên thị trường của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Giá trị vốn của chủ sở hữu doanh nghiệp sẽ được tính theo giá trị bình quân trên ít nhất 3 giao dịch thành công khi tiến hành chuyển nhượng vốn hoặc cổ phần.
giá trị doanh nghiệp
Dựa trên các giá giao dịch gần nhất của doanh nghiệp có thể giúp định giá doanh nghiệp khách quan, chính xác hơn
Phương pháp tài sản
Phương pháp này sẽ giúp ước tính giá trị doanh nghiệp dựa trên tổng giá trị các tài sản vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp hiện cần thẩm định. Đặc biệt, đối với công ty Nhà nước và công ty TNHH MTV do Doanh nghiệp Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ chuyển thành công ty cổ phần thì định giá bằng phương pháp tài sản sẽ áp dụng theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa.
Với phương pháp này các yếu tố giúp cấu thành nên giá trị của doanh nghiệp bao gồm: tài sản hoạt động, tài sản phi hoạt động. Cụ thể:
- Các tài sản hữu hình và tài sản tài chính của doanh nghiệp.
- Các tài sản vô hình của doanh nghiệp.
- Giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp cần thẩm định giá.
Trên đây là một số thông tin chi tiết về xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước. Hy vọng với những thông tin ACC đã cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trên. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy đừng ngần ngại mà liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Gmail: [email protected]
Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận