WEBSITE là gì?

Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, sở hữu website là một nhu cầu thiết yếu của bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp hay tổ chức nào. Tuy nhiên, liệu bạn đã thật sự hiểu website là gìMục đích của trang web là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu được website là gì? Ví dụ? Mục đích website là gì? Khái niệm chi tiết.

Website là gì? Cho ví dụ về website? Những khái niệm liên quan

Khái niệm website

Để trả lời cho câu hỏi website là gì, ví dụ về trang web. Đầu tiên bạn cần hiểu được thế nào là website (khái niệm về website).

Website là một tập hợp các trang web (web pages) bao gồm văn bản, hình ảnh, video, flash,v.v… thường chỉ nằm trong một tên miền (domain name) hoặc tên miền phụ (subdomain) trên World Wide Web của Internet.

Trang web được lưu trữ (web hosting) trên máy chủ web (web server) có thể truy cập thông qua Internet. Sau đây sẽ là một số ví dụ về website và ví dụ về địa chỉ trang web để giúp bạn có thể có cái nhìn cụ thể và địa chỉ website:

Ví dụ website (ví dụ địa chỉ website): wikipedia.org, google.com,…

Một trang web là tập tin HTML hoặc XHTML có thể truy nhập dùng giao thức HTTP hoặc HTTPS. Website có thể được xây dựng từ các tệp tin HTML (website tĩnh) hoặc vận hành bằng các CMS chạy trên máy chủ (website động).

Website có thể được xây dựng bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau (PHP,.NET, Java, Ruby on Rails,…).

Phân loại website

Tuỳ theo yêu cầu, hình thức thiết kế mà website được phân chia thanh các loại khác nhau
Tuỳ theo yêu cầu, hình thức thiết kế mà website được phân chia thanh các loại khác nhau

Thông thường, xét theo đối tượng sử dụng, có thể chia website thành 4 loại:

  • Website dành cho doanh nghiệp
  • Website dành cho cá nhân
  • Website của chính phủ
  • Website của các tổ chức phi lợi nhuận

Ngoài ra, xét theo cấu trúc lập trình, website được phân thành 2 loại chính sau:

Web tĩnh

Web tĩnh là các website sử dụng các đoạn mã HTML, CSS, audio, video, hình ảnh,… để tạo ra một giao diện website. Nó được lưu thành tập tin dưới dạng .html hoặc .htm, cố định, không chỉnh sửa được. Web tĩnh sẽ khó khăn khi bạn muốn thay đổi giao diện.

Nếu bạn không biết về HTML, bạn sẽ sẽ rất khó thực hiện vì không có khả năng tạo ra các tương tác web.

Web động

Web động là các website không cố định nội dung, có thể chỉnh sửa, thêm trang tùy biến. Những ngôn ngữ lập trình website động thường thấy là: Java, PHP, ASP, ASP.NET, Python,… Trong đó, PHP và ASP.NET là 2 ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Nếu xét theo mục đích chính của website thì trang web sẽ được phân thành các loại sau:

  • Website cá nhân: Đây là loại website giúp các cá nhân xây dựng thương hiệu cá nhân một cách chuyên nghiệp, cập nhật thông tin và thành tựu lên trang web.
  • Website công ty: Đây là loại trang web giúp giới thiệu công ty, cập nhật các thông tin cần thiết như: lịch sử hình hành và phát triển, sản phẩm dịch vụ và thông tin liên hệ.
  • Website bán hàng: Giới thiệu và các sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

Nếu xét theo lĩnh vực cụ thể thì sẽ có những loại website sau đây:

  • Blog: Cung cấp thông tin, kiến thức.
  • Website giải trí: Cho phép người dùng xem phim, nghe nhạc, chơi game.
  • Website thông tin: Giúp độc giả cập nhật những tin tức mới nhất về nhiều lĩnh vực trên khắp thế giới.
  • Website thành viên: Cung cấp nội dung cao cấp cho các thành viên của dịch vụ, một ví dụ biểu là Netflix – một trong những nền tảng phát trực tuyến lớn nhất hiện nay, chỉ cho phép những người dùng đăng ký dịch vụ truy cập và sử dụng sản phẩm.
  • Mạng xã hội: Cho phép người dùng tham gia và tương tác với những người dùng khác trên khắp thế giới, nổi bật nhất chính là Facebook.
  • Website giáo dục: Website của các trường đại học, tổ chức độc lập cung cấp thông tin về các khóa học hay tài liệu học tập online.
  • Website chính phủ: Cung cấp thông tin và các chương trình liên quan đến nhiều lĩnh vực vĩ mô như y tế, giáo dục,…
  • Website công cụ tìm kiếm: Cho phép người dùng tìm kiếm hầu hết mọi nội dung trên website, phổ biến nhất chính là Google.

Thành phần cấu tạo nên website

Có 4 yếu tố cốt lõi làm nên một website bao gồm: domain, hosting, nội dung website và mã nguồn code website.

Domain hay địa chỉ trang web là gì?

Domain (còn gọi là tên miền hay địa chỉ website) là địa chỉ của website khi hoạt động trên Internet. Theo thuật ngữ chuyên ngành, tên miền (domain) là dòng chữ mà người dùng nhập vào các trình duyệt trên Internet để truy cập đến website của bạn.

Domain là địa chỉ trang web khi hoạt động trên Internet
Domain là địa chỉ trang web khi hoạt động trên Internet

Mỗi website đều cần có địa chỉ website riêng, địa chỉ này cần phải rõ ràng, dễ nhớ và đặc biệt là nó không thể trùng lặp với các địa chỉ website khác.

Hosting

Hosting hay Web hosting là không gian lưu trữ được chia nhỏ từ máy chủ (server) giúp bạn đăng tải dữ liệu, xuất bản website, hoặc ứng dụng trên internet.

Hosting là một trong những yếu tố tạo nên website
Hosting là một trong những yếu tố tạo nên website

Hosting là “mảnh đất” lưu trữ toàn bộ dữ liệu liên quan đến website. Chính vì thế, Hosting giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc trao đổi thông tin giữa website với người dùng Internet.

Nội dung website

Nội dung website chính là toàn bộ sản phẩm/ dịch vụ doanh nghiệp bạn cung cấp và bạn mong muốn giới thiệu/ quảng bá chúng đến mọi người.

Nội dung giữ vai trò quan trọng khi hoạt động website
Nội dung giữ vai trò quan trọng khi hoạt động website

Nội dung website bao gồm hai loại cơ bản: text (từ ngữ, văn bản) và media (biểu tượng, hình ảnh, video, âm thanh).

Source code website (Mã nguồn code website)

Source code website (hay còn gọi là Mã nguồn code website) là một hệ thống gồm một hoặc nhiều tập tin được viết bằng ngôn ngữ lập trình website, giúp kết nối các thành phần giao diện người dùng của website với cơ sở dữ liệu để tạo thành một trang web hoàn chỉnh.

Source Code website là một hệ thống gồm một hoặc nhiều tập tin được viết bằng ngôn ngữ lập trình website
Source Code website là một hệ thống gồm một hoặc nhiều tập tin được viết bằng ngôn ngữ lập trình website

Ngoài ra, trang web còn gồm các yếu tố khác như:

  • Bandwith (băng thông): Là dung lượng tải dữ liệu của website/ 1 giây
  • Banner, slide, quảng cáo, sitemap, menu trên web,v.v…
  • Admin (người quản trị web)
  • Nhà thiết kế, thi công website

Câu hỏi thường gặp

Quản trị website là gì?

Quản trị website là quá trình quản lý, tối ưu nhằm đảm bảo cho website vận hành tốt hơn và nâng cao trải nghiệm người dùng.

Quản trị website bao gồm những công việc được thực hiện sau khi xây dựng website như:

  • Viết nội dung cho website
  • Vận hành, xử lý các vấn đề kỹ thuật
  • Thực hiện hoạt động tối ưu trải nghiệm người dùng

Website Responsive là gì?

Website Responsive (Responsive Web Design) được hiểu là phong cách thiết kế website phù hợp trên tất cả các thiết bị, mọi độ phân giải màn hình

Mục tiêu chính của Website Responsive là cải thiện trải nghiệm của người dùng. Nếu giao diện Website Responsive được hiển thị sinh động trên màn hình PC thì nó cũng phải được thể hiện đầy đủ ở trên các thiết bị di động, đôi khi còn ấn tượng hơn.

Website URL là gì?

URL là chữ viết tắt của “Uniform Resource Locator“, tạm dịch: “Trình định vị tài nguyên thống nhất“. Website URL là một đường dẫn liên kết đến website, tham chiếu tới các tài nguyên trên mạng Internet.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo