Hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về lỗi vượt đèn vàng, nhưng trong một số trường hợp người tham gia giao thông có thể chịu mức phạt nặng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người vi phạm vẫn có thể bị xử phạt với mức phạt không hề thấp. Vậy vượt đèn vàng có bị phạt không? Hãy cùng theo dõi bài viết mà ACC chia sẻ về các Quy định về lỗi vượt đèn vàng đối với ô tô để biết thêm chi tiết về vấn đề này.
vượt đèn vàng có bị phạt không
1. Vượt đèn vàng là gì?
Vượt đèn vàng là việc mà người điều khiển phương tiện để tham gia giao thông khi thấy đèn tín hiệu báo màu vàng mà không dừng lại trước vạch dừng, theo đó hành vi này sẽ xác định là lỗi không chấp hành tín hiệu đèn giao thông
Mức xử phạt đối với lỗi này sẽ không phân biệt là vượt đèn đỏ hay đèn vàng để đưa ra mức xử phạt cụ thể. Theo đó, lỗi này sẽ phụ thuộc vào phương tiện tham gia giao thông là loại xe nào? (xe máy, xe ô tô, xe đạp,..) và hậu quả có gây ra tại nạ hay không để xác định mức phạt riêng trong từng trường hợp. Quy định về mức xử phạt được quy định tại nghị định 100/2019/NĐ-CP thay thế cho nghị định 46/2016/NĐ-CP.
2. Vượt đèn vàng có bị phạt không?
Hiện nay, hành vi vượt đèn đỏ, đèn vàng khi tham gia giao thông của người dân là lỗi thường gặp, theo đó Nghị định 100/2019 quy định chung về hành vi này là không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. Người dân vi phạm sẽ bị xử lý hành chính với mức phạt là như nhau.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì khi vượt đèn vàng, người điều khiển xe ô tô có thể bị CSGT phạt tới 5 triệu đồng, tước bằng lái cao nhất 4 tháng. Quy định này đã cho thấy mức phạt lỗi vượt đèn vàng ô tô đã tăng cao hơn trước nhiều lần.
3. Ô tô, xe máy vượt đèn vàng phạt bao nhiêu tiền?
Hiện nay, theo quy định pháp luật chưa có quy định nào về việc xử phạt về lỗi vượt đèn vàng hay đèn đỏ đối với xe máy và xe ô tô. Đối với các lỗi này sẽ bị xác định là không chấp hành tín hiệu đèn giao thông và có mức xử phạt cụ thể:
– Đối với xe ô tô:
Mức xử phạt được quy định tại điểm a khoản 5 điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“ 5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”
Ngoài ra, trong trường hợp này người điều khiển phương tiện giao thông còn bị tước giấy phép lái xe, cụ thể quy định tại điểm b khoản 11 điều 5 của nghị định này:
“ 11. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
[…] b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều này;”
Như vậy đối với xe ô tô mà vượt đèn vàng thì người điều khiển phương tiện ngoài bị xử phạt từ 3 000 000 đồng cho đến 5 000 000 đồng, đồng thời còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 cho đến 3 tháng.
Trong trường hợp xe ô tô mà vi phạm lỗi này mà gây ra hậu quả tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (điểm c khoản 11 điều 5 nghị định này)
– Đối với xe máy:
Mức xử phạt được quy định tại điểm e khoản 4 điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[…] e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;”
Tại điểm b khoản 10 cũng có quy định về hình thức xử phạt bổ sung quy định như sau:
“10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
[…] b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm e, điểm i khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; khoản 5 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Trường hợp mà xe máy di chuyển tham gia giao thông vi phạm lỗi này mà gây ra tai nạn giao thông thì theo điểm c khoản 10 điều 6 của Luật này thì mức xử phạt ngoài bị phạt tền như trên thì còn bị tước quyền sử dụng bằng lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Như vậy, tương tự như trường hợp xử phạt với ô tô, thì xe máy cũng bị áp dụng xử phạt với mức phạt tiền là từ 600 000 đồng cho đến 1 000 000 đồng, đồng thời cũng bị tước quyền sử dụng biện pháp là hình thức xử phạt bổ sung cụ thể từ 1 tháng cho đến 3 tháng.
Tóm lại, đối với xe máy mức xử phạt là 600 000 đồng – 1 000 000 đồng và xe ô tô bị xử phạt từ 3 triệu đến 5 triệu đồng. Cả hai loại phương tiện này khi vi phạm lỗi không chấp hành tín hiệu giao thông đều bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 tháng – 3 tháng.
Ngoài xe máy và xe ô tô thì một số loại phương tiện khác cũng bị xử phạt theo lỗi này, cụ thể như:
– Đối với xe máy chuyên dùng, máy kéo:
Khi vi phạm lỗi vượt đèn vàng hay lỗi không chấp hành tín hiệu giao thông thì mức xử phạt là từ 1 triệu đồng cho đến 2 triệu đồng (quy định tại điểm đ khoản 5 điều 7). Và, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (đối với máy kéo) và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ (là xe máy chuyên dùng) từ 1 đến 3 tháng ( quy định tại điểm a khoản 10 điều 7).
Trong trường hợp người điều khiển phương tiện đó mà không chấp hành tín hiệu đèn giao thông gây ra hậu quả là tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (đối với máy kéo) và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường bộ (là xe máy chuyên dùng) từ 2 đến 4 tháng ( quy định tại điểm b khoản 10 điều 7)
– Đối với xe đạp máy (bao gồm xe đạp điện), xe đạp hoặc các loại xe thô sơ khác thì mức xử phạt được quy định tại điểm đ khoản 2 điều 8 của nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể là bị phạt tiền từ 100 000 đồng cho đến 200 000 đồng
– Đối với người điều khiển xe súc vật kéo và người điều khiển, dẫn dắt súc vật mà không chấp hành chỉ dẫn của đèn tín hiệu sẽ bị phạt từ 60 000 đồng cho đến 100 000 đồng (quy định trong điểm b khoản 1 điều 10 nghị định 100/2019/NĐ-CP).
Lưu ý: Lỗi vượt đèn vàng được xác định là lỗi không chấp hành tín hiệu giao thông và theo đó thì tùy thuộc vào loại phương tiện giao thông là xe máy, xe ô tô, xe đạp điện,….và một số loại xe có gây ra hậu quả như tai nạn giao thông hay không, từ đó mà sẽ có các quy định cụ thể về mức xử phạt đối với từng loại xe đó.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin chi tiết và cụ thể và là câu trả lời cho câu hỏi vượt đèn vàng có bị phạt không. Nếu có những câu hỏi và thắc mắc cần được giải đáp liên quan đến các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ Công ty Luật ACC để được tư vấn và hỗ trợ. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nội dung bài viết:
Bình luận