Hành vi vượt đèn đỏ là gì?

Khi tham gia giao thông, không ít người dù vô tình hay cố ý đã thực hiện hành vi vượt đèn đỏ. Điều này không chỉ vi phạm luật giao thông mà còn gây nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn giao thông. Vậy hành vi Vượt đèn đỏ là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Vượt Đèn Đỏ" trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt

Vượt đèn đỏ

1. Vượt đèn đỏ là vi phạm gì?

Theo quy định tại QCVN 41:2019/BGTVT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ thì khi đèn tín hiệu chuyển sang màu đỏ, người điều khiển phương tiện giao thông phải dừng lại trước vạch dừng, nếu không có vạch dừng thì phải dừng lại trước đèn tín hiệu theo chiều đi. Nếu vượt khi đèn đã chuyển sang màu đỏ được xác định là hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ.

2. Mức xử phạt lỗi vượt đèn đỏ

Nếu xe ô tô vượt đèn đỏ sẽ bị phạt mức phạt như sau: Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng (điểm a khoản 5 Điều 5) và có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01- 03 tháng. Trường hợp vượt đèn đỏ mà gây tai nạn giao thông thì thời gian tước quyền sử dụng giấy phép lái xe sẽ từ 02-04 tháng.

Xe máy, mô tô vi phạm quy định về dừng đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng.Các bài viết liên quan. Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện sẽ bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 đến 03 tháng (Điểm e, khoản 4 và Điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ bị tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng (Điểm a Khoản 5, Điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Máy kéo, xe máy chuyên dùng khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời tạm tước một số giấy tờ sau: Quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo). Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng). Thời gian tạm tước các loại giấy tờ trên từ 1 tháng đến 3 tháng. Trường hợp gây tai nạn sẽ bị tước từ 2 đến 4 tháng (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).

Nếu vượt đèn đỏ, xe đạp, xe đạp máy và cả xe đạp điện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng (điểm đ khoản 2 Điều 8).

Người đi bộ vượt đèn đỏ cũng sẽ bị phạt hành chính như khi điều khiển các phương tiện khác, vì hành vi này cũng gây ra nhiều mối nguy hiểm khi giao thông. Cụ thể, mức phạt cho người đi bộ vượt đèn đỏ là từ 60.000 – 100.000 đồng (điểm b khoản 1 Điều 9).

Pháp luật còn quy định vượt đèn vàng cũng coi như là vi phạm trong một số trường hợp.

Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ giải thích tín hiệu đèn giao màu vàng là báo hiệu phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp.

Nếu người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe khi đèn vàng bật sáng nhưng vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt; trừ trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác.

Trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ và chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường hoặc các phương tiện khác.

3. Sự khác nhau giữa vượt đèn đỏ và vượt đèn vàng

Hiện nay, vẫn có rất nhiều người chưa biết đến sự khác biệt giữa đèn đỏ và đèn vàng và cho rằng khi gặp tín hiệu đèn vàng là phải “đi chậm”. Cụ thể, sự khác biệt về mục đích của đèn đỏ và đèn vàng như sau:

– Đèn đỏ là cấm các phương tiện đi;

– Đèn vàng là phải dừng lại trước vạch dừng trừ phi đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp. Khi đèn vàng nhấp nháy thì được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ.

Từ sự khác biệt về mục đích của hai loại đèn, dẫn đến các sự khác biệt về lỗi cấu thành khi vượt đèn.

– Vượt đèn đỏ là việc người lái xe điều khiển phương tiện giao thông tiếp tuc di chuyển khi đèn tín hiệu giao thông đã chuyển sang màu đỏ (có nghĩa yêu cầu các phương tiện dừng lại). Khi tham gia giao thông gặp đèn đỏ phải dừng trước vạch dừng xe. Nếu không có vạch sơn “vạch dừng xe” thì phải dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi.

– Lỗi vượt đèn vàng được hiểu là lỗi không tuân thủ quy định “khi thấy tín hiệu đèn vàng (trừ tín hiệu vàng nhấp nháy) phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp”.

Lưu ý: đối với đèn vàng, nếu người tham gia giao thông đã lỡ đi qua vạch ngay sau khi đèn chuyển vàng, sẽ được được đi tiếp. Nhưng đối với đèn đỏ, điều này đã là vi phạm. Có thể nhận thấy rằng từ “lỡ” ở đây chính là một “khe hở” để người tham gia giao thông dựa vào để “lách” vi phạm.

Trên đây là các thông tin về Hành vi vượt đèn đỏ là gì? mà ACC cung cấp tới quý bạn đọc Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần hỗ trợ về vấn đề trên vui lòng liên hệ với Công ty Luật ACC của chúng tôi. Công ty Luật ACC luôn cam kết sẽ đưa ra nhưng hỗ trợ tư vấn về pháp lý nhanh chóng và có hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn quý bạn đọc.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo