Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải có chiều rộng không quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của lãnh hải. Cùng ACC tìm hiểu về Vùng tiếp giáp lãnh hải là gì? qua bài viết dưới đây nhé.
1. Khái quát chung về vùng tiếp giáp lãnh hải
Sự xuất hiện của vùng tiếp giáp lãnh hải là do nhu cầu kiểm soát thuế quan của quốc gia ven biển chống lại các hoạt động buôn lậu trên biển. Theo Công ước luật biển 1982, vùng tiếp giáp lãnh hải nằm trong vùng đặc quyền kinh tế. Nó không phải là vùng biển thuộc chủ quyển quốc gia và cũng không phải là một bộ phận của biển quốc tế mà chỉ là vùng biển quốc gia ven bờ có quyền tài phán trong một số lĩnh vực.
Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, quốc gia ven biển có quyền tiến hành các hoạt động kiểm soát nhằm:
1) Ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật và về hải quan, thuế, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình;
2) Trừng trị các hành vi vi phạm pháp luật nói trên.
Vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam được quy định trong Tuyên bố ngày 12.5.1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Lịch sử hình thành của vùng tiếp giáp lãnh hải
Ý tưởng về vùng tiếp giáp lãnh hải đã được nhiều quốc gia đưa ra ngay từ Hội nghị Lahay năm 1930 nhưng không được hiện thực hóa bằng một quy định cụ thể. Trong những-năm giữa Hội nghị Lahay năm 1930 và Hội nghị Giơnevơ năm 1958, vẫn tồn tại sự khác nhau giữa hai nhóm, một bên là những nước không thừa nhận hiệu lực cùa vùng tiếp giáp, điển hình là Anh, và bên kia là các quốc gia đưa ra tuyên bố thiết lập một vùng biển nằm ngoài lãnh hải, tiếp liền lãnh hải với số lượng không ngừng gia tăng nhằm mục đích thực thi thẩm quyền tài phán trên các lĩnh vực thuế quan, an ninh và trong một số trường hợp gồm cả y tế và nhập cư. Trước thực tiễn như vậy, tại Hội nghị của UN về Luật biển lần thứ nhất năm 1958, vấn đề thiết lập vùng tiếp giáp đã chính thức được ghi nhận trong Công ước Giơnevơ 1958 về Lãnh hải và vùng tiếp giáp với một điều khoản cho phép quốc gia ven biển được xác lập một vùng biển tiếp liền lãnh hải với chiều rộng không quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Tuy nhiên do Công ước không quy định cụ thể chiều rộng của lãnh hải nên chiều rộng của vùng tiếp giáp cũng không xác định được trên thực tể. Mặt khác, theo quy định của Công ước Giơnevơ 1958 về Lãnh hải và vùng tiếp giáp thì vùng tiếp giáp là một bộ phận của biển cả nên thực chất, các quyền của quốc gia ven biển cũng sẽ rất hạn chế tại vùng biển này. Những điều này đã không làm thỏa mãn được những yêu sách trước đó về việc thiết lập vùng tiếp giáp cũng như không thể giải quyết triệt để bất đồng giữa các quốc gia liên quan đến chiều rộng lãnh hải cũng như việc mở rộng thẩm quyền của quốc gia ven biển ra ngoài biển cả. Hội nghị của UN về Luật biển lần thứ ba với sự ra đời của UNCLOS 1982 chính là sự sửa chữa và bổ sung cho những thiếu hụt này.
3, Vùng tiếp giáp lãnh hãi là gì?
Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liên với lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tàu thuyền nước ngoài.
Theo quy định tại Điều 33 UNCLOS 1982, vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm bên ngoài lãnh hải và có chiều rộng không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở.
Quy định này đã thể hiện một số điểm quan trọng về vùng biển này:
Thứ nhất, về vị trí, vùng tiếp giáp lãnh hải nằm bên ngoài các vùng biển thuộc chủ quyền của quốc gia ven biển, có ranh giới trong là đường biên giới quốc gia trên biển và ranh giới ngoài là một đường mà mỗi điểm trên đó cách đường cơ sở khoảng cách tối đa không quá 24 hải lý.
Thứ hai, về chiều rộng, vùng tiếp giáp lãnh hải rộng không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở. Như vậy, thực chất chiều rộng của vùng tiếp giáp sẽ phụ thuộc vào chiều rộng của lãnh hải và tổng chiều rộng của vùng biển này khi hợp với lãnh hải.
Thứ ba, do vị trí tiếp liền với lãnh hải của quốc gia ven biển nên thực chất, vùng tiếp giáp lãnh hải có ý nghĩa như “vùng đệm” giữa vùng biển thuộc lãnh thổ quốc gia và những vùng biển nằm bên ngoài lãnh thổ của quốc gia ven biển. Nói cách khác, đây là vùng biển để quốc gia ven biển thực hiện các quyền kiểm tra, kiểm soát của mình đổi với tàu thuyền nước ngoài trước khi những tàu này đi vào lãnh thổ và trước khi chúng rời khỏi lãnh thổ quốc gia. Do đó, mặc dù cũng là vùng biển thuộc quyền chủ quyền nhưng bản chất của vùng biển này không mang ý nghĩa kinh tế như vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa mà chủ yếu để bảo vệ an ninh, trật tự của quốc gia ven biển.
Xem thêm:
Các tên gọi của nước ta qua các thời kỳ lịch sử?
4. Câu hỏi thường gặp
- Thẩm quyền tài phán đối với tàu thuyền nước ngoài hoạt động bên ngoài phạm vi lãnh hải của quốc gia:được tiếp cận như thế nào?
Thứ nhất là những quốc gia phản đối sự tồn tại của thẳm quyền tài phán của quốc gia ven biển đối với những tàu thuyền này, trừ khi có những điều ước quốc tế được ký kết giữa các quốc gia như Anh, Đức, Đan Mạch, Thụy Sỹ, Nhật Bản và Hà Lan;
Thứ hai là các quốc gia đưa ra nhiều khu vực tài phán khác nhau và chiều rộng của những khu vực này phụ thuộc vào mục đích của quốc gia ven biển khi thiết lập chúng như Pháp, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ…
Thứ ba là các quốc gia yêu cầu thiết lập một khu vực tài phán chỉ liên quan đến vấn đề thuế quan, an ninh và tách biệt rõ ràng với lãnh hải.
- Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hãi là gì?
Sự tồn tại của vùng tiếp giáp lãnh hải trong thực tiễn nhằm:
- Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định hải quan, thuế khoá, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình
- Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lẩnh thổ hoặc trong lãnh hải củạ mình.
Các quy định hiện hành cua Luật biển đều khẳng định vùng tiếp giáp lãnh hải không thể mở rộng quá 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải và là bộ phận đặc thù của vùng đặc quyền kinh tế. Tại đây, quốc gia ven biển có thẩm quyền đối với các hiên vật có tính .lịch sử và khảo cổ nằm trên đáy biển của vùng tiếp giáp lãnh hải.. Để kiểm soát việc mua bán hiện vật này, quốc gia ven biển có thể coi việc lấy các hiện vật đó từ đáy biển của vùng tiếp giáp lãnh hải mà không có sự thoả thuận của mình là sự vi phặm các luật và quy định của quốc gia ven biển ở trên lãnh thổ hay trong lãnh hải của mình.
- Quyền của quốc gia khác tại vùng tiếp giáp lãnh hải là gì?
Do vùng tiếp giáp lãnh hải là một bộ phận nằm trong vùng đặc quyền kinh tế nên tại đây, các quốc gia khác được hưởng những quyền tự do tương tự như trong chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế, bao gồm:
- Tự do hàng hải;
- Tự do hàng không;
- Tự do đặt dây cáp ngầm;
- Quyền tự do sử dụng biển vào những mục đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền, tự do này.
Trên đây là nội dung tư vấn của ACC liên quan đến vấn đề Vùng tiếp giáp lãnh hãi là gì? Nếu có bất kỳ thắc mặc gì liên quan đến nội dung bài viết hoặc cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận