Vùng nội thủy là gì? (Cập nhật 2024)

Công ước luật biển năm 1982 đã định ra khung pháp lý cho các quốc gia trong việc xác định các vùng biển và quy chế pháp lý của chúng; xác định ranh giới, biên giới trên biển giữa các quốc gia. Theo công ước thì mỗi quốc gia ven biển có năm vùng biển, bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vậy vùng nội thủy là gì? Vùng nội thủy bao gồm những khu vực nào? Chủ quyền đối với vùng nội thủy là gì? Hãy cùng ACC tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé.

Vùng nội thủy là gì
Vùng nội thủy là gì

1. Vùng nội thủy là gì?

Vùng nội thuỷ là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, tại đó các quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền.

Điều 8 Công ước luật biển năm 1982 quy định: “Trừ trường hợp đã được quy định ở phần IV, các vùng nước ở phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thuỷ của quốc gia”. Phần IV - phần được loại trừ ở đây là phần quy định về quốc gia quần đảo, quy định rằng: “Ở phía trong vùng nước quần đảo, quốc gia quần đảo có thể vạch những đường khép kín để hoạch định ranh giới nội thuỷ của mình theo đúng các điều 9, Điều 10, Điều 11” (Điều 50 của Công ước về hoạch định ranh giới nội thủy).

Theo pháp luật Việt Nam, vùng nội thủy được định nghĩa tại Điều 9 Luật Biển Việt Nam 2012 như sau: “Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam“. Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.

2. Vùng nội thủy bao gồm những khu vực nào?

Vùng nước nội thuỷ được xác định bao gồm:

  • Các vùng nước cảng biển;
  • Các vũng tàu;
  • Cửa sông;
  • Các vịnh;
  • Các vùng nước nằm kẹp giữa lãnh thổ đất liền;
  • Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

3. Chủ quyền đối với vùng nội thủy

Quốc gia ven biển có chủ quyền tuyệt đối, hoàn toàn và đầy đủ như trên đất liền đối với vùng nước nội thủy thuộc lãnh thổ quốc gia. Tuy nhiên, chủ quyền này chỉ được áp dụng đối với con tàu chứ không phải đối với cá nhân, pháp nhân và người nước ngoài ở trên tàu đó.

Trong vùng nước nội thuỷ, quốc gia ven biển không được thực hiện quyền tài phán hình sự và dân sự trên tàu, nếu có sự vi phạm thì chỉ phải chịu xử phạt vi phạm hành chính hoặc là bồi thường thiệt hại.

Theo đó, quốc gia ven biển chỉ được thực hiện quyền tài phán hình sự, dân sự trong các trường hợp như sau:

  • Khi chủ tàu, thuyền trưởng yêu cầu;
  • Cơ quan lãnh sự của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu can thiệp hoặc khi sự vi phạm hoặc hậu quả của sự vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng của quốc gia ven biển.

Điều này dựa trên cơ sở được quy định tại khoản 2 Điều 25 về quyền bảo vệ của quốc gia ven biển:

“Đối với tàu thuyền đi vào vùng nội thuỷ hoặc vào một công trình cảng ở bên ngoài vùng nội thuỷ đó, quốc gia ven biển cũng có quyền thi hành những biện pháp cần thiết để ngăn ngừa mọi sự vi phạm đối với các điều kiện mà tàu thuyền này buộc phải tuân theo để được phép vào vùng nội thuỷ hay công trình cảng nói trên”.

Khoản 1 Điều 218 về các quyền hạn của quốc gia có cảng:

“Khi một chiếc tàu tự ý có mặt ở trong một cảng hay ở một công trình cảng cuối cùng ngoài khơi, quốc gia có cảng có thể mở một cuộc điều tra và khi có các chứng cứ để chứng minh, có thể khởi tố đối với bất kỳ sự thải đổ nào do chiếc tàu tiến hành ở ngoài nội thuỷ, lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế của mình, vi phạm các luật và quy phạm quốc tế có thể áp dụng, được xây dựng qua trung gian của tổ chức quốc tế có thẩm quyền hay qua một Hội nghị ngoại giao chung”.

Khoản 3 Điều 218 về các quyền hạn của quốc gia có cảng:

“Khi một con tàu tự ý có mặt ở trong một cảng hay ở một công trình cảng cuối cùng ngoài khơi, quốc gia có cảng cố gắng chấp nhận những đơn yêu cầu điều tra của bất kỳ quốc gia nào khác về việc thải đổ có khả năng gây ra vụ vi phạm đã nêu ở khoản 1 có thể đã xảy ra trong nội thuỷ, lãnh hải hay vùng đặc quyền về kinh tế của quốc gia yêu cầu, và có thể đã gây ra ô nhiễm hay có nguy cơ gây ô nhiễm cho các vùng này. Quốc gia có cảng cũng cố gắng chấp nhận đơn yêu cầu điều tra của quốc gia mà tàu mang cờ về những vi phạm như thế, bất kể các vụ vi phạm này đã có xảy ra ở đâu”.

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu vùng nội thủy là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về vùng nội thủy là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, sử dụng các dịch vụ từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (261 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo