Vùng đặc quyền kinh tế là gì? (Cập nhật 2024)

Là một quốc gia ven biển, vùng đặc quyền kinh tế của nước ta luôn là vấn đề được quan tâm, tìm hiểu. Mời quý khách hàng cùng với Công ty Luật ACC tìm hiểu về nội dung vùng đặc quyền kinh tế là gì qua bài viết sau đây.

vùng đặc quyền kinh tế là gì

vùng đặc quyền kinh tế là gì

Căn cứ pháp lý

Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982

Luật biển Việt Nam 2012

1. Vùng đặc quyền kinh tế là gì?

Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982 thì vùng đặc quyền kinh tế là vùng nằm ngoài lãnh hải, tiếp giáp với lãnh hải, mở rộng từ các quốc gia ven biển hay từ các quốc gia quần đảo. Chiều rộng của vùng này tối đa là 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Theo Luật biển Việt Nam 2012 thì vùng đặc quyền kinh tế được hiểu là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

2. Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

- Căn cứ quy định của Luật biển Việt Nam 2012, trong vùng đặc quyền kinh tế, nhà nước có quyền:

+ Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;

+ Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;

+ Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.

- Nước ta tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

- Các tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam dựa trên điều ước quốc tế mà VN là thành viên, hợp đồng ký kết hoặc sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

- Nhà nước Việt Nam có quyền tài phán đối với các đảo nhân tạo và thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, bao gồm cả quyền tài phán theo các quy định của pháp luật về hải quan, thuế, y tế, an ninh và xuất nhập cảnh.

3. Những hành vi bị cấm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam

Các tổ chức, cá nhân khi thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, không được thực hiện các hành vi sau:

  • Đe dọa chủ quyền, quốc phòng và an ninh của Việt Nam;
  • Khai thác trái phép tài nguyên sinh vật, đánh bắt hải sản trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế;
  • Khai thác trái phép dòng chảy, năng lượng gió và tài nguyên phi sinh vật khác;
  • Xây dựng, lắp đặt, sử dụng trái phép các thiết bị, công trình nhân tạo tại vùng đặc quyền kinh tế;
  • Khoan, đào trái phép;
  • Tiến hành nghiên cứu khoa học trái phép;
  • Gây ô nhiễm môi trường biển;
  • Cướp biển hay cướp có vũ trang;
  • Các hoạt động bất hợp pháp khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế.

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi vùng đặc quyền kinh tế là gì mà ACC cung cấp đến quý khách hàng. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào cần được giải đáp, quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

 

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo