Khái niệm vũ khí quân dụng được pháp luật quy định như thế nào? Đây là câu hỏi thắc mắc của nhiều độc giả mà chúng tôi nhận được. Vậy sau đây mời bạn đọc theo dõi bài viết: Vũ khí quân dụng là gì? (Cập nhật 2023) - Luật ACC để biết thêm chi tiết
Vũ khí quân dụng là gì? - Luật ACC
Vũ khí quân dụng là gì?
Khái niệm "vũ khí quân dụng" được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/07/2018. Cụ thể là:
Vũ khí quân dụng là vũ khí được chế tạo, sản xuất bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, được trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân và các lực lượng khác theo quy định của Luật này để thi hành công vụ.
Vũ khí quân dụng được phân thành các loại sau:
- Súng cầm tay: súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên, súng chống tăng, súng phóng lựu;
- Vũ khí hạng nhẹ: súng đại liên, súng cối, súng ĐKZ, súng máy phòng không, tên lửa chống tăng cá nhân;
- Vũ khí hạng nặng: máy bay chiến đấu, trực thăng vũ trang, xe tăng, xe thiết giáp, tàu chiến, tàu ngầm, pháo mặt đất, pháo phòng không, tên lửa;
- Bom, mìn, lựu đạn, ngư lôi, thủy lôi; đạn sử dụng cho các loại vũ khí quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Vũ khí quân dụng có tính sát thương đặc biệt nghiêm trọng, do đó pháp luật quy định vũ khí quân dụng thuộc quyền quản lý độc quyền của nhà nước. Nhà nước có quyền quản lý, cấp phép sử dụng cho các cơ quan, cá nhân theo quy định của pháp luật. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chúc sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, chiếm đoạt trái phép vũ khí quân dụng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
>> Xem thêm: Sĩ quan quân pháp là gì? - Công ty Luật ACC (accgroup.vn)
Nguyên tắc sử dụng vũ khí quân dụng?
Căn cứ Điều 22 của Luật quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ quy định cá nhân, tổ chức khi thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, việc sử dụng vũ khí quân dụng thực hiện theo quy định của pháp luật về quốc phòng.
Trường hợp khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân thủ theo nguyên tắc sau đây:
– Phải căn cứ vào tình huống, tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi mà đối tượng thực hiện để quyết định việc sử dụng vũ khí quân dụng;
– Chỉ sử dụng vũ khí quân dụng khi không còn biện pháp nào khác để ngăn chặn hành vi của đối tượng và sau khi đã cảnh báo mà đối tượng không tuân theo. Nếu việc sử dụng vũ khí quân dụng không kịp thời sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ, người khác hoặc có thể gây ra những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác thì được sử dụng ngay;
– Không sử dụng vũ khí quân dụng khi biết rõ đối tượng là phụ nữ, người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi, trừ trường hợp những người này sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc chống trả, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;
Xem thêm:https://accgroup.vn/chien-thuat-quan-su-la-gi/
– Trong mọi trường hợp, người sử dụng vũ khí quân dụng phải hạn chế thiệt hại do việc sử dụng vũ khí quân dụng gây ra.
Lưu ý: Đối với trường hợp thực hiện nhiệm vụ độc lập, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân thủ theo quy định nêu trên và quy định khác của pháp luật có liên quan. Khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức, việc sử dụng vũ khí quân dụng phải tuân thủ theo mệnh lệnh của người có thẩm quyền. Người ra mệnh lệnh phải tuân thủ quy định trên và các trường được nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo vệ bảo đảm an ninh, trật tự, quy định khác của pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Người được giao sử dụng vũ khí quân dụng không phải chịu trách nhiệm về thiệt hại khi việc sử dụng vũ khí quân dụng đã tuân thủ theo quy định nêu trên, trường hợp sử dụng vũ khí quân dụng vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, gây thiệt hại rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, lợi dụng hoặc lạm dụng việc sử dụng vũ khí quân dụng để xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi thường gặp
Buôn lậu vũ khí quân dụng bị phạt hành chính bao nhiêu?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP; quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa; tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp; làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng, mua bán vũ khí quân dụng.
Hồ sơ cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng?
Để được sử dụng vũ khí quân dụng thì các đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ quốc phòng chuẩn bị các loại hồ sơ sau đây:
- Văn bản đề nghị nêu rõ số lượng, chủng loại, nước sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, ký hiệu của từng vũ khí quân dụng;
- Bản sao Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng;
- Bản sao hóa đơn hoặc bản sao phiếu xuất kho;
- Giấy giới thiệu kèm theo bản sao thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc Chứng minh Công an nhân dân của người đến liên hệ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tiến hành nộp hồ sơ đến cơ quan công an có thẩm quyền do Bộ trưởng Bộ công an quy định. Thời gian thực hiện 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra thực tế, cấp Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng có thời hạn bao lâu?
Giấy phép sử dụng vũ khí quân dụng có thời hạn 5 năm.
Trên đây là thông tin: Vũ khí quân dụng là gì? (Cập nhật 2023) - Luật ACC được cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ ACC để được tư vấn cụ thể.
Website: https://accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận