Vốn vay oda là gì? (Cập nhật 2024)

Đối với Chính phủ cũng tồn tại những khoản vay từ Chính phủ các nước khác để sử dụng vốn thực hiện các mục đích cần thiết. Những khoản vay đó được gọi với tên là vốn vay ODA. Vậy vốn vay oda là gì? Pháp luật quy định về hình thức vốn vay này như thế nào và có những đặc điểm gì? Hãy cùng Công ty luật ACC tìm hiểu về nội dung pháp lý này trong bài viết dưới đây để hiểu một cách cụ thể và chính xác hơn từ những quy định hiện hành.

Vốn vay oda là gì
Vốn vay oda là gì

1. Khái niệm vốn vay oda là gì?

Định nghĩa về vốn vay oda là gì được giải thích tại Khoản 5, Điều 3, Luật quản lý nợ công năm 2017 như sau:

- Vay hỗ trợ phát triển chính thức (vay ODA) là khoản vay nước ngoài có thành tố ưu đãi đạt ít nhất 35% đối với khoản vay có điều kiện ràng buộc liên quan đến mua sắm hàng hóa và dịch vụ theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài hoặc ít nhất 25% đối với khoản vay không có điều kiện ràng buộc.

- Theo đó, vốn vay ODA còn được gọi là vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức. Đây là khoản vay nước ngoài của Chính phủ và có được những ưu đãi nhất định kèm điều kiện liên quan đến mua sắm hàng hóa, dịch vụ.

2. Ký kết thỏa thuận về vốn vay ODA

Khi thực hiện vay vốn vay oda là gì pháp luật quy định phải thực hiện theo pháp luật một cách nghiêm túc về thẩm quyền, đề xuất và thủ tục ký kết vốn vay. Điều này được quy định tại Nghị định 114/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:

Thẩm quyền:

- Chủ tịch nước có quyền quyết định đàm phán, ký kết, phê chuẩn và điều chỉnh thỏa thuận vay ODA nhân danh Nhà nước theo quy định của Luật Điều ước quốc tế.

Cơ sở đề xuất ký kết thỏa thuận về vốn ODA:

- Đối với thỏa thuận khung về vốn ODA: 

+ Cơ sở đề xuất ký kết là kết quả vận động, chiến lược và chính sách hợp tác phát triển, lĩnh vực ưu tiên sử dụng vốn ODA của Việt Nam và nhà tài trợ nước ngoài hoặc quyết định đầu tư của chương trình, dự án nếu gắn với chương trình, dự án cụ thể.

- Đối với thỏa thuận cụ thể về vốn vay ODA: Cơ sở đề xuất ký kết là điều ước quốc tế khung hoặc thỏa thuận khung về vốn vay ODA (trong trường hợp có ký kết điều ước quốc tế khung hoặc thỏa thuận khung) và quyết định đầu tư chương trình, dự án.

- Đối với thỏa thuận cụ thể về vốn ODA không hoàn lại: 

+ Trong trường hợp nhà tài trợ yêu cầu ký kết, cơ sở đề xuất ký kết thỏa thuận về vốn ODA không hoàn lại là điều ước quốc tế khung về vốn ODA không hoàn lại (trong trường hợp có ký kết điều ước quốc tế) và Văn kiện dự án, phi dự án hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi (đối với dự án đầu tư) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Cơ quan đề xuất ký kết thỏa thuận về vốn ODA:

- Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Là cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận cụ thể về vốn vay oda là gì không hoàn lại cho chương trình, dự án thuộc cơ quan mình.

- Bộ Tài chính: Là cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận khung và thỏa thuận cụ thể về vốn vay ODA, vốn ODA không hoàn lại tài trợ cho chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ về việc ký kết thỏa thuận khung và thỏa thuận cụ thể về vốn ODA không hoàn lại cho chương trình, dự án còn lại.

3. Kiểm soát chi nguồn vốn vay ODA

Khi sử dụng vốn vay oda là gì Nhà nước quy định chặt chẽ qua trình chi nguồn vốn vay này với những nguyên tắc dưới đây:

- Kiểm soát chi áp dụng đối với mọi hoạt động chi của dự án từ nguồn vốn vay ODA, kể cả các khoản chi theo phương thức thư tín dụng hoặc ủy quyền cho bên nước ngoài chi trực tiếp, đảm bảo trên cơ sở có dự toán và việc chi tiêu của chương trình, dự án phù hợp với điều ước quốc tế thỏa thuận về vốn vay ODA.

- Kiểm soát chi chương trình, dự án sử dụng vốn vay ODA nước ngoài được ngân sách nhà nước cấp phát toàn bộ hoặc áp dụng vay lại một phần theo tỷ lệ thực hiện theo quy định hiện hành đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước trong phạm vi dự toán vốn nước ngoài, kế hoạch vốn cho vay lại hàng năm được duyệt, dự toán vốn điều chỉnh, bổ sung trong năm (nếu có) được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trên đây là những nội dung liên quan đến vốn vay oda là gì do Công ty luật ACC tổng hợp và phân tích gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng, những kiến thức trên đã giúp bạn đọc có thể hiểu cụ thể hơn về vốn vay ODA. Nếu bạn đọc còn có bất kỳ những vướng mắc, câu hỏi nào liên quan đến vấn đề này nói riêng và bất kỳ lĩnh vực pháp lý nào nói chung, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhiều hơn.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (723 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo