Vốn vay là gì? (Cập nhật 2024)

Thuật ngữ vốn vay được sử dụng khá phổ biến trong nhiều hoạt động. Tuy nhiên, khái niệm vốn vay là gì vẫn chưa được nhiều người hiểu rõ. Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn về khái niệm này cũng như một số đặc điểm của vốn vay là gì, hiện nay có những loại vốn vay nào? Mời bạn cùng ACC tìm hiểu nội dung chi tiết trong bài viết sau đây. Mời các bạn theo dõi.

vốn vay là gì
Vốn vay là gì

1. Vốn vay là gì?

Vốn vay bao gồm tiền được vay và sử dụng để đầu tư. Nó khác với vốn sở hữu, được sở hữu bởi công ty và các cổ đông. Vốn vay có thể được sử dụng để tăng lợi nhuận nhưng nó cũng có thể dẫn đến việc mất tiền của người cho vay.

2. Đặc điểm của vốn vay là gì?

Một số đặc điểm của vốn vay được thể hiện như sau:

  • Vốn là giá trị toàn bộ tài sản hữu hình (nhà xưởng, máy móc thiết bị…), tài sản vô hình (sáng chế, phát minh, nhãn hiệu thương mại…);
  • Vốn vay được cấu thành từ nhiên phương thức khác nhau như ở dạng cho vay, thẻ tín dụng, thỏa thuận thấu chi và phát hành nợ, chẳng hạn như trái phiếu; và đồng thời người vay phải trả lãi suất như chi phí vay;
  • Dùng để phân biệt vốn có nhờ nợ với vốn có từ vốn chủ sở hữu;
  • Thông thường, nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp;
  • Vốn vay cũng có thể là một hình thức gỡ nợ, và trong trường hợp đó, nó không được bảo đảm bằng tài sản.

3. Phân loại vốn vay

3.1. Phân theo nguồn hình thành

  • Vốn chủ sở hữu: là số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ quyền chiếm hữu chi phối và định đoạt.
  • Hình thành từ thặng dư vốn: là sự chênh lệch giữa giá trị thị trường của cổ phiếu thường và mệnh giá của nó ở thời điểm phát hành.
  • Hình thành từ thu nhập giữ lại: trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nếu doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để gia tăng nguồn vốn.
  • Nợ phải trả: là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp phải thanh toán tại một thời điểm nào đó cho các chủ sở hữu khác. Hình thành do doanh nghiệp phát hành trái phiếu, nợ khách hàng, cán bộ công nhân viên.

3.2. Phân theo phạm vi huy động vốn

  • Huy động từ bên trong:

+ Từ nguồn vốn chủ sở hữu :huy động từ số vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.

+ Từ quỹ khấu hao: để bù đắp giá trị tài sản cố định bị hao mòn trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải dịch chuyển dần phần giá trị hao mòn đó vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ gọi là khấu hao tài sản cố định.

+ Từ lợi nhuận để tái đầu tư: Khi một doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phần lợi nhuận thu được có thể được trích ra một phần để tái đầu tư nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh.

  • Huy động vốn từ bên ngoài:

Từ hoạt động liên doanh liên kết: Nguồn vốn liên kết là những nguồn đóng theo tỷ lệ của các chủ đầu tư để nhằm thực hiện một phi vụ kinh doanh ngắn hạn hoặc đầu tư dài hạn do mình thực hiện và cùng chia lợi nhuận.

  • Phân theo thời gian huy động

+ Nguồn vốn thường xuyên: Tương ứng với mỗi một quy mô nhất định đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn thường xuyên cần thiết để đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục. Ví dụ huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu, phát hành trái phiếu dài hạn hoặc có thể vay dài hạn từ các Ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng,…

+ Nguồn vốn tạm thời: Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từng thời kỳ có các nguyên nhân khác nhau ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Ví dụ những khoản nợ ngắn hạn, phần vốn chiếm dụng của người bán,…

  • Phân theo nội dung kinh tế

+ Vốn cố định: Vốn cố định là giá trị của các loại tài sản cố định. Các loại tài sản này là những tài sản có giá trị lớn, thời gian sử dụng kéo dài qua rất nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Vốn lưu động: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước để đầu tư, mua sắm tài sản lưu động trong doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn lưu động không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ kinh doanh: dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông.

  • Phân theo quá trình tuần hoàn vốn

Vốn của doanh nghiệp được chia thành 3 loại:

+ Vốn dự trữ: Là hiện thân bằng tiền toàn bộ giá trị của các loại tài sản dự trữ trong doanh nghiệp.

+ Vốn sản xuất: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ giá trị sản xuất như sản phẩm dở dang đang nằm trên dây chuyền sản xuất, các loại chi phí tiền lương chi phí quản lý…

+ Vốn lưu thông: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các tài sản lưu thông của doanh nghiệp.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về vốn vay là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề vốn vay là gì hoặc cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà công ty mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (859 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo