Thông thường, trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc huy động nguồn vốn là điều vô cùng cần thiết và là điều kiện tiên quyết để tiến hành hoạt động thương mại. Vốn có thể xuất phát từ vốn tự có của chủ thể hay vốn tín dụng. Vậy, vốn tín dụng là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới của ACC để được giải đáp thắc mắc và biết thêm thông tin chi tiết về vốn tín dụng là gì.
Vốn tín dụng là gì?
1. Vốn tín dụng là gì?
Thắc mắc vốn tín dụng là gì được giải đáp như sau:
Trước hết, cần tìm hiểu sơ lược về tín dụng.
Tín dụng là việc chuyển giao vốn dựa trên cơ sở tín nhiệm và theo nguyên tắc hoàn trả, theo đó, người cho vay chuyển giao quyền sử dụng một lượng tài sản cho người vay trong một thời hạn nhất định.
Tín dụng xuất hiện cùng với sự xuất hiện của tiền tệ và quan hệ trao đổi hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu điều hòa vốn trong xã hội.
Về bản chất pháp lí, quan hệ tín dụng là một dạng quan hệ vay tài sản nhưng khác với các quan hệ vay tài sản thông thường ở chỗ, đối tượng hoàn trả không phải là vật cùng loại mà là tiền. Trong quan hệ kinh tế - thương mại, thông thường đối tượng của nghĩa vụ hoàn trả là một lướng giá trị lớn hơn lượng giá trị được chuyển giao gồm giá trị được chuyển giao và lãi tín dụng. Lãi tín dụng được tính theo lãi suất, là giá cả của tín dụng.
Căn cứ vào chủ thể tiến hành hoạt động tín dụng mà tín dụng được phân chia ra các loại như: tín dụng Nhà nước, tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng hợp tác xã...
Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn, tín dụng được phân chia làm các loại: tín dụng ngắn hạn (thời hạn sử dụng vốn tối đa đến 12 tháng), tín dụng trung hạn (thời hạn sử dụng vốn từ trên 12 tháng đến 60 tháng), tín dụng dài hạn (thời hạn sử dụng vốn từ trên 60 tháng).
Vậy, vốn tín dụng là gì? Hiểu đơn giản, vốn tín dụng là vốn có được từ việc vay của một chủ thể nhất định nào đó. Vốn là đối tượng chuyển giao trong quan hệ tín dụng có thể là tiền mặt hay tài sản trị giá thành tiền. Trong quan hệ tín dụng, người nhận chuyển giao vốn sau một thời gian sử dụng vốn theo thỏa thuận phải hoàn trả lại cho người đã chuyển giao cho mình.
2. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng.
Sau khi tìm hiểu khái niệm vốn tín dụng là gì, việc nắm được hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng là rất cần thiết.
Hoạt động cho vay (nói chung) bao gồm các yếu tố cấu thành cơ bản sau đây:
Về chủ thể, việc cho vay bao giờ cũng có hai bên tham gia, bao gồm bên vay và bên cho vay. Bên cho vay là người có tài sản chưa dùng đến, muốn cho người khác sử dụng để thoả mãn một số lợi ích của mình, có thể là lợi ích vật chất hoặc tirih thần. Còn bên vay chính là người đang cần sử dụng loại tài sản đó để thoả mãn nhu cầu về kinh doanh hoặc tiêu dùng.
Về hình thức pháp lí của việc cho vay chính là họp đồng tín dụng tài sản. Hợp đồng này được các bên xác lập và thực hiện trên nguyên tắc tự do và thống nhất về ý chí, nguyên tắc tự định đoạt...
Về sự kiện cho vay phát sinh bởi hai hành vi căn bản là hành vi ứng trước và hành vi hoàn trả một số tiền (hay tài sản) nhất định là các vật cùng loại. Hành vi ứng trước tài sản do người cho vay thực hiện, còn hành vi hoàn trả được thực hiện bởi người vay sau đó một khoảng thời gian theo sự thoả thuận giữa hai bên.
Việc cho vay bao giờ cũng dựa trên sự tín nhiệm giữa người cho vay đối với người đi vay về khả năng hoàn trả tiền vay.
Trong đời sống xã hội, cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thường được xem là hình thức cho vay phổ biến nhất, có quy mô lớn nhất.
Theo định nghĩa tại khoản 1 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-NHNN ngày 22/5/2014 của Ngân hàng Nhà nước về cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng thì:
“Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
Ngoài những dấu hiệu chung của quan hệ cho vay, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng còn thể hiện những dấu hiệu có tính đặc thù như sau:
Một là việc cho vay của tổ chức tín dụng là hoạt động nghề nghiệp kinh doanh mang tính chức năng.
Hai là hoạt động cho vay cùa tổ chức tín dụng là một nghề kinh doanh mà hơn nữa còn là một nghề nghiệp kinh doanh có điêu kiện. Điêu này thê hiện ở chỗ hoạt động cho vay chuyên nghiệp của tô chức tín dụng phải thoả mãn một số điều kiện nhất định như phải có vốn pháp định; phải được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động ngân hàng trước khi tiến hành việc đăng kí kinh doanh theo luật định.
Ba là ngoài việc tuân thủ các quy định chung của pháp luật và hợp đồng, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng cọn chịu ự điều chỉnh, chi phổi của các đạo luật về ngân hàng, thậm chí cả các tập quán thương mại về ngân hàng. Đặc điểm này bị chi phối bởi tính chất đặc thù trong nghề nghiệp kinh doanh các tổ chức tín dụng như tính rủi ro cao và sự ảnh hưởng Ig tính chất dây chuyền đối với nhiều lợi ích khác nhau của xã hội.
3. Các câu hỏi thường gặp.
3.1.Vốn tín dụng đầu tư của nhà nước là gì?
Tín dụng đầu tư của Nhà nước là sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các hình thức tín dụng để tài trợ các dự án đầu tư phát triển thuộc các lĩnh vực, ngành nghề, khu vực Nhà nước cần khuyến khích đầu tư. Hoạt động quản lý vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước được thực hiện thông qua hệ thống Ngân hàng phát triển và việc tổ chức triển khai công tác tín dụng đầu tư của Nhà nước. Nguồn vốn tín dụng đầu tư là một kênh vốn quan trọng của vốn Nhà nước đáp ứng cho đầu tư phát triển ngoài các kênh vốn khác như vốn ngân sách, vốn trái phiếu chính phủ,…
Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước có những đặc điểm khác biệt so với vốn tín dụng thương mại, được thực hiện bởi những chính sách riêng về huy động vốn, phương thức tổ chức thực hiện, đối tượng được sử dụng, cách thức hỗ trợ…
3.2.Điều kiện xét duyệt vay vốn như thế nào?
Pháp luật ngân hàng quy định, tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: ( căn cứ theo quy định tại Điều 7, khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2016/TT-NHNN)
Thứ nhất, khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
Thứ hai, nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp (được hiểu là không phải là bất hợp pháp);
Thứ ba, có phương án sử dụng vốn khả thi;
Thứ tư, có khả năng tài chính để trả nợ;
Thứ năm, có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh theo đánh giá của tổ chức tín dụng, trong trường hợp khách hàng vay vốn ngắn hạn bằng đồng Việt Nam được hưởng mức ưu đãi về lãi suất không vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
Những vấn đề có liên quan đến vốn tín dụng là gì cũng như các thông tin cần thiết khác đã được trình bày cụ thể và chi tiết trong bài viết. Khi nắm được các thông tin về vốn tín dụng là gì sẽ giúp chủ thể nhận diện được nguồn vốn này một cách đơn giản và nhanh chóng hơn để từ đó thực hiện huy động nguồn vốn cho mình.
Nếu quý khách hàng vẫn còn thắc mắc liên quan đến vốn tín dụng là gì cũng như các vấn đề có liên quan, hãy liên hệ ngay với ACC.
Công ty luật ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể.
Gọi trực tiếp cho chúng tôi theo hotline 1900.3330 để được tư vấn chi tiết.
Nội dung bài viết:
Bình luận