Vốn lưu động thuần là gì?

Vốn lưu động thuần đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá sức khỏe tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp. Nó thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và duy trì hoạt động kinh doanh thông qua việc so sánh tài sản lưu động ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn.Vậy Vốn lưu động thuần là gì? Hãy để bài viết này của ACC giúp bạn hiểu rõ hơn

Vốn lưu động thuần là gì?Vốn lưu động thuần là gì?

1. Vốn lưu động thuần (Net Working Capital) là gì?

Vốn lưu động thuần trong tiếng Anh là Net Working Capital, viết tắt là NWC là một chỉ số tài chính được sử dụng để đo lường khả năng thanh toán ngắn hạn của một doanh nghiệp. Nó thể hiện sự chênh lệch giữa tài sản lưu động ngắn hạn của doanh nghiệp và các khoản nợ ngắn hạn của nó.

2. Công thức tính vốn lưu động thuần (Net Working Capital)

Vốn lưu động thuần = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn

Hoặc

Vốn lưu động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn

Cách tính toán vốn lưu động thuần (NWC) có thể đánh giá tình hình tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp. Có ba trường hợp có thể xảy ra:

Trường hợp 1: Khi tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn. Nghĩa là nguồn vốn lưu động thường xuyên có giá trị dương. 

Khi đó, sẽ có một sự ổn định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì có một bộ phận nguồn vốn lưu động thường xuyên tài trợ cho tài sản lưu động để sử dụng cho hoạt động kinh doanh.

Tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn

Trường hợp 2: Nếu tài sản lưu động nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn thì nguồn vốn lưu động thường xuyên sẽ có giá trị âm.

Đây là dấu hiệu đáng lo ngại cho doanh nghiệp khi hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hay xây dựng. Trong trường hợp đặc biệt khi nguồn vốn lưu động thường xuyên < 0 (nghĩa là doanh nghiệp hình thành tài sản dài hạn bằng nguồn vốn ngắn hạn) là dấu hiệu của việc sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán  chắc chắn đã mất thăng bằng, hệ số khả năng thanh toán nợ < 1. Tuy nhiên, đối với ngành thương mại thì cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra vì ngành này có tốc độ quay vòng vốn nhanh.

Tài sản lưu động nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn

Tài sản lưu động nhỏ hơn nợ phải trả ngắn hạn

Trường hợp 3: Nếu tài sản lưu động bằng nợ phải trả ngắn hạn, hay nguồn vốn thường xuyên bằng giá trị tài sản cố định thì vốn lưu động thuần sẽ có giá trị bằng không.

Cách tài trợ này cho thấy, chỉ có tài sản cố định được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, còn tài sản lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn. Trường hợp này cũng không tạo ra được tính ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt đối với những ngành có tốc độ quay vòng vốn chậm.

Tài sản lưu động bằng nợ phải trả ngắn hạn

Tài sản lưu động bằng nợ phải trả ngắn hạn

3. Ý nghĩa của vốn lưu động thuần (Net Working Capital)

  • Vốn lưu động thuần là thước đo tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính ngắn hạn của công ty. Một công ty có lượng vốn lưu động thuần đáng kể sẽ có cơ hội tiềm năng để đầu tư và phát triển.
  • Ngược lại, trong trường hợp tài sản hiện tại của công ty không vượt quá các khoản nợ hiện tại, thì công ty đó có thể gặp khó khăn do không đảm bảo khả năng thanh toán, thậm chí phá sản.
  • Ý nghĩa kinh tế của chỉ tiêu vốn lưu động thuần là để đánh giá cách thức tài trợ vốn lưu động của doanh nghiệp.
  • Để đánh giá mức độ an toàn hay rủi ro tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. Người ta thường kết hợp chỉ tiêu này với nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.

4. Làm cách nào để cải thiện chỉ số vốn lưu động thuần (Net Working Capital)

Có nhiều cách để cải thiện NWC, bao gồm:

Quản lý hàng tồn kho hiệu quả:

  • Giảm mức tồn kho bằng cách áp dụng phương pháp "just-in-time" hoặc hệ thống quản lý kho hàng hiệu quả.
  • Tăng tốc độ quay vòng hàng tồn kho bằng cách bán sản phẩm nhanh hơn.
  • Loại bỏ hàng tồn kho lỗi thời hoặc ế ẩm.

Thu hồi khoản phải thu nhanh hơn:

  • Yêu cầu thanh toán trước hoặc đặt cọc cho các đơn hàng lớn.
  • Cung cấp các ưu đãi thanh toán sớm cho khách hàng.
  • Theo dõi sát sao và quản lý hiệu quả khoản phải thu.

Giảm nợ phải trả:

  • Tăng thời hạn thanh toán cho các khoản nợ.
  • Tìm kiếm các nguồn tài trợ dài hạn để thay thế cho vay ngắn hạn.
  • Thương lượng với nhà cung cấp để giảm giá hoặc chiết khấu.

Tăng doanh thu:

  • Tăng giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
  • Mở rộng thị trường hoặc giới thiệu sản phẩm mới.
  • Tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Giảm chi phí:

  • Cắt giảm chi phí sản xuất hoặc chi phí hoạt động.
  • Tìm kiếm các nhà cung cấp nguyên vật liệu giá rẻ hơn.
  • Sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.

5. Ưu, nhược điểm của vốn lưu động thuần (Net Working Capital)

Một số ưu điểm của vốn lưu động thuần:

  • Đảm bảo sự ổn định tài chính: vốn lưu động thuần đảm bảo khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp
  • Hỗ trợ hoạt động kinh doanh hàng ngày: vốn lưu động thuần là nguồn tài chính để hỗ trợ hoạt động kinh doanh hàng ngày như nguyên vật liệu, sản xuất hàng hóa, quảng cáo, tiếp thị
  • Tăng cường khả năng mở rộng và đầu tư: vốn lưu động thuần cung cấp khả năng tài chính để mở rộng quy mô kinh doanh đầu tư vào các dự án mới
  • Giảm rủi ro tài chính:  nếu vốn lưu động thu đủ lớn doanh nghiệp có thể đáp ứng các yêu cầu tài chính ngắn hạn và giảm rủi ro tài chính
  • Đánh giá hiệu suất tài chính: vốn lưu động thuần cung cấp thông tin về hiệu suất tài chính của doanh nghiệp, nó cho phép đánh giá khả năng quản lý tài chính ngắn hạn sự ổn định tài chính và hiệu quả vận hành của doanh nghiệp

Nhược điểm của vốn lưu động thuần:

  • Chi phí tài chính quản lý: vốn lưu động thuần đòi hỏi các nguồn lực để duy trì mức vốn lưu động cần thiết
  • Rủi ro thanh khoản: khi mức đầu tư vào vốn lưu động thuần tăng lên có thể làm giảm khả năng thanh quản của doanh nghiệp
  • Rủi ro không thể kiểm soát: các yếu tố bên ngoài như biến động giá cả, thay đổi thị trường, thiên tai, chính sách có thể tác động đến vốn lưu động thuần của doanh nghiệp
  • Rủi ro tín dụng: nếu doanh nghiệp phụ thuộc quá nhiều vào vốn lưu động thuần, đặc biệt làm vay nợ ngắn hạn để duy trì hoạt động kinh doanh có nguy cơ mắc phải rủi ro tín dụng
  • Giới hạn cho sự mở rộng: sự phụ thuộc quá mức và vốn lưu động thuần có thể giới hạn khả năng mở rộng đầu tư của doanh nghiệp.

6. Câu hỏi thường gặp

6.1. NWC có còn là thước đo quan trọng trong thời đại công nghệ số?

NWC vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá khả năng thanh khoản ngắn hạn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ số, việc sử dụng các chỉ số tài chính khác như tỷ lệ thanh toán hiện hành (Current Ratio), tỷ lệ nhanh (Quick Ratio) và vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover) cũng ngày càng phổ biến.

6.2. Ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với NWC là gì?

Đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến NWC của nhiều doanh nghiệp do:

  • Giảm doanh thu dẫn đến giảm dòng tiền vào.
  • Gặp khó khăn trong việc thu hồi khoản phải thu.
  • Tăng chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh.

Do đó, các doanh nghiệp cần có các biện pháp để cải thiện NWC trong bối cảnh mới.

6.3. Xu hướng quản lý NWC trong tương lai là gì?

Việc sử dụng các công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) sẽ ngày càng phổ biến trong việc quản lý NWC. Các công nghệ này giúp doanh nghiệp:

  • Phân tích dữ liệu tài chính hiệu quả hơn.
  • Dự đoán các rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến NWC.
  • Đưa ra các quyết định quản lý NWC sáng suốt hơn.

Hy vọng qua bài viết, ACC đã giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về Vốn lưu động thuần là gì? Đừng ngần ngại hãy liên hệ với ACC nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì cần tư vấn giải quyết.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo