Vốn góp là gì? Đây là một trong những khái niệm được nhiều người quan tâm trong quá trình kinh doanh, đặc biệt là khi sự phát triển kinh tế được đẩy mạnh. Nhằm giải đáp khái niệm vốn góp là gì, tài sản góp vốn được quy định như thế nào,… Hãy cùng ACC tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. Mời các bạn theo dõi.

1. Vốn góp là gì?
Vốn góp là số tiền hoặc tài sản được quy ra tiền (tính bằng Đồng Việt Nam) để tạo thành vốn điều lệ của doanh nghiệp, việc góp vốn có thể được thực hiện trong giai đoạn thành lập doanh nghiệp mới hoặc doanh nghiệp đã thành lập nhưng cần góp thêm vốn điều lệ để phát triển kinh doanh.
Theo đó, căn cứ tại khoản 18 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm:
- Góp vốn để thành lập công ty;
- Góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Góp vốn được hiểu là hành vi chuyển giao tài sản hay đưa tài sản vào sử dụng trong hoạt động kinh doanh để đổi lấy quyền lợi từ công ty, theo đó, người góp vốn không nhận được bất kỳ một khoản tiền nào từ việc chuyển giao vốn vào công ty nhưng nhận được giá trị khác là quyền lợi trong công ty.
2. Phân biệt vốn góp và vốn điều lệ
Vốn điều lệ là số vốn mà thành viên công ty cam kết góp vào công ty và được ghi vào trong Điều lệ của công ty.
Vốn điều lệ và vốn góp có sự khác nhau ở một số điểm sau đây:
- Vốn điều lệ chỉ được tăng lên hoặc giảm xuống theo một số điều kiện nhất định cụ thể. Trong khi đó, vốn góp có thể tự do chuyển nhượng cho nhau pháp luật có quy định cụ thể về thủ tục chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH và chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần.
- Vốn điều lệ là mức vốn mà các thành viên đã góp hoặc cam kết sẽ góp. Vốn góp sẽ phải góp theo đúng như cam kết góp vốn vào công ty.
- Vốn góp tối thiểu sẽ phải bằng với vốn điều lệ nhằm phục vụ cho việc hoạt động kinh doanh và vốn góp phải góp trong thời gian là 90 ngày kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Tài sản góp vốn là gì?
Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Lưu ý: Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản nêu trên mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
>>> Để tìm hiểu thêm về Giấy chứng nhận Đầu tư nước ngoài là gì?, mời các bạn tham khảo tiếp thông tin dưới đây: Giấy chứng nhận Đầu tư nước ngoài
4. Định giá tài sản góp vốn
Trường hợp tài sản góp vốn không phải là những tài sản sau đây (Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng) thì phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá và được thể hiện thành Đồng Việt Nam.
Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông sáng lập định giá theo một trong hai cách sau đây:
- Theo nguyên tắc đồng thuận;
- Do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.
Tương tự như trên, tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động cũng sẽ dựa trên một trong hai cách để định giá:
- Do người góp vốn với: (i) chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh hoặc (ii) Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần thỏa thuận định giá;
- Do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận.
Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về vốn góp là gì. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
- Email: [email protected]
- Hotline: 1900 3330
- Zalo: 084 696 7979
Nội dung bài viết:
Bình luận