Vốn là yếu tố quan trọng quyết định đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong đó, vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là các khái niệm thường xuyên được đề cập. Vậy vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khác nhau như thế nào?
Vốn điều lệ là gì?
Định nghĩa vốn điều lệ được nêu tại khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020:
34. Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Hiện nay, không có giới hạn nào cho việc đăng ký vốn điều lệ. Tuy nhiên, vẫn có một số ngành, nghề đặc thù đòi hỏi phải đăng ký vốn điều lệ ở mức nhất định thì mới đủ điều kiện kinh doanh.
Ngoài ra, nếu muốn tăng, giảm vốn điều lệ, doanh nghiệp phải làm thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu là gì?
Đối với vốn chủ sở hữu, Luật Doanh nghiệp không có quy định cụ thể cũng như giải thích rõ ràng.
Vốn chủ sở hữu thường được hiểu là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc các cổ đông trong các công ty cổ phần. Đồng thời, là phần tài sản thuần của doanh nghiệp hay phần còn lại sau khi lấy tổng tài sản trừ đi nợ phải trả.
Vốn chủ sở hữu bao gồm: Vốn điều lệ, lợi nhuận chưa phân phối và các nguồn khác. Thông thường, vốn chủ sở hữu có thể tồn tại ở dạng vốn góp, lợi nhuận kinh doanh, chênh lệch đánh giá tài sản...

Phân biệt vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu | Vốn điều lệ | |
Bản chất | Là khoản tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm cả vốn điều lệ và lợi nhuận trong quá trình vận hành hoạt động kinh doanh thu lại được.
|
Là khoản tài sản mà chủ sở hữu và các thành viên đóng góp, được ghi trong điều lệ doanh nghiệp.
|
Về cơ chế hình thành | Vốn chủ sở hữu có thể hình thành từ ngân sách Nhà nước, do doanh nghiệp bỏ ra hoặc do góp vốn cổ phần, bổ sung từ lợi nhuận để lại hoặc từ những nguồn thu khác của doanh nghiệp | Vốn điều lệ được hình thành dựa trên số vốn do các thành viên và chủ sở hữu đóng góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ doanh nghiệp. |
Nghĩa vụ nợ | Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. | Vốn điều lệ có thể được coi là một khoản nợ khi doanh nghiệp phá sản. |
Về ý nghĩa
|
Vốn chủ sở hữu phản ánh tình hình tăng, giảm các nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong doanh nghiệp. | Vốn điều lệ là sự cam kết mức trách nhiệm vật chất của các nhà đầu tư, cá nhân tổ chức góp vốn.
Vốn điều lệ là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở để phân chia lợi nhuận và rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn. |
Mối liên quan giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu là gì?
Khi mà nguồn vốn điều lệ lớn hơn nguồn vốn chủ sở hữu thì nguyên nhân có thể do việc chưa góp đủ vốn hoặc do vốn chủ sở hữu bị suy giảm vì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ. Vì thế, mỗi lần đầu tư thì các nhà đầu tư luôn phải dựa theo số vốn điều lệ để kiểm soát và theo dõi được tổng số cổ phần mà công ty này đã phát hành. Trong nhiều trường hợp thì thông tin này sẽ được sử dụng để làm căn cứ pháp lý khi mà các công ty phát sinh các vấn đề liên quan tới tranh chấp hay giải thể để xác định việc thực hiện các nghĩa vụ quan trọng trong việc góp vốn.
Khi có các vấn đề liên quan tới tranh chấp hay bổi thường xảy ra thì các cổ đông phải có nghĩa vụ góp đủ các số vốn đã đăng ký. Đây là một trong những điều lệ mà pháp luật yêu cầu để có thể đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên liên quan đặc biệt là chủ nợ của công ty. Việc công ty chưa có đủ số vốn góp hoặc hiệu quả kinh doanh giảm gây lỗ và vốn chủ sở hữu có thể hạn chế trong trường hợp mà công ty muốn kêu gọi thêm vốn từ các nhà đầu tư mới.
Ta có công thức xác định vốn chủ sỡ hữu tại một thời điểm chính là phần còn lại sau khi đã lấy tổng số nguồn vốn trừ đi các khoản nợ phải trả. Đây chính là sự khác biệt giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu.
Trên đây là Vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu khác nhau như thế nào? được cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ ACC để được tư vấn cụ thể.
Website: https://accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận