Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng (Cập nhập 2022)

Văn phòng công chứng (VPCC) là tổ chức hành nghề công chứng được tồn tại dưới loại hình công ty hợp danh. Do đó, vốn điều lệ mở văn phòng công chứng là nội dung không thể không nhắc tới khi nói về thành lập VPCC.

1. Quy định về mở văn phòng công chứng.

- Mở văn phòng công chứng thực chất là việc đề nghị thành lập và đăng ký hoạt động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong đó, đề nghị thành lập được thực hiện tại UBND cấp tỉnh và đăng ký hoạt động được thực hiện tại Sở Tư pháp.

- Mở văn phòng công chứng là hoạt động phức tạp. Tính phức tạp xuất phát từ các điều kiện về công chứng viên cũng như điều kiện thành lập văn phòng công chứng.

Văn phòng công chứng sẽ giúp chúng ta những gì?

điều kiện mở Văn phòng công chứng
Vai trò của văn phòng công chứng
  • Đối với khách hàng: giúp các hoạt động liên quan đến công chứng được diễn ra một cách thuận tiện, nhanh chóng, an toàn và đúng theo quy định của pháp luật. Thông thường khi bạn muốn công chứng thì bạn đến các nơi cơ quan có thẩm quyền như là xã, phường của bạn đang ở, thì bạn mới thực hiện được quá trình công chứng, hoạt động công chứng ở đây mất rất nhiều thời gian.
  • Đối với các cơ quan có thẩm quyền thực hiện quá trình công chứng: giảm bớt gánh nặng về số lượng người đến các cơ quan có thẩm quyền để công chứng, số lượng quá nhiều sẽ làm cho thời gian công chứng kéo dài và có khi không được thực hiện vì số lượng quá nhiều. Từ khi văn phòng công chứng ra đời đã giảm bớt được số lượng những người đến đây để công chứng, thay vào đó họ sẽ đến văn phòng công chứng, sẽ giúp được những người công chứng thực hiện hoạt động công chứng của mình một cách nhanh chóng, mà vẫn đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
  • Đối với văn phòng công chứng: việc thực hiện các quá trình công chứng, văn phòng công chứng sẽ thu được một khoản phí nhất định tùy theo hoạt động công chứng đó, khoản phí này sẽ giúp văn phòng công chứng duy trì, hoạt động một cách ổn định và lâu dài.

Những điều kiện mở văn phòng công chứng

Điều kiện mở văn phòng công chứng bạn cần phải thực hiện và đảm bảo được những điều kiện gì?

điều kiện mở Văn phòng công chứng
Điều kiện mở văn phòng công chứng năm 2022

Thứ nhất, bạn phải đảm bảo được điều kiện về loại hình văn phòng công chứng và công chứng viên:

Theo như quy định của bộ luật công chứng vào năm 2014, thuộc vào điều 22 của luật công chứng thì văn phòng công chứng phải đảm bảo được yếu tố có ít nhất hai công chứng viên trở lên để thực hiện quá trình công chứng tại văn phòng công chứng và văn phòng công chứng là một cơ quan, tổ chức, đơn vị tư nhân hoạt động quá trình công chứng, phải đảm bảo được, đúng theo các quy định của luật công chứng đưa ra.

Tại bộ luật công chứng năm 2014, ở điều 8, công chứng viên phải đảm bảo được những yếu tố sau đây:

  • Công chứng viên phải là công dân Việt Nam địa chỉ thường trú có trong hộ khẩu ở Việt Nam.
  • Có phẩm chất tốt tuân thủ đúng các quy định của pháp luật, đạo đức tốt.
  •  Để trở thành công chứng viên bạn phải hoạt động trong ngành từ 5 năm trở lên và phải có bằng cử nhân về luật.
  • Bên cạnh đó cần phải bồi dưỡng cho mình những kỹ năng, khoa học về công chứng tại các cơ sở hướng dẫn, dạy về nghề công chứng.
  • Phải vượt qua được tất cả các bài kiểm tra để trở thành công chứng viên và phải có đầy đủ sức khỏe để thực hiện quá trình công chứng.

Thứ hai, bạn cần phải đảm bảo về điều kiện về người đại diện của văn phòng công chứng theo quy định của pháp luật:

Cũng tại vào bộ luật công chứng năm 2014, ở điều 22 của bộ luật công chứng, người đại diện của văn phòng công chứng là trưởng phòng công chứng, phải đảm bảo có ít nhất 2 năm kinh nghiệm trở lên( 2 năm làm công chứng viên) thì mới được làm trưởng phòng công chứng của phòng công chứng.

Thứ ba, bạn cần phải đảm bảo về điều kiện tên gọi của văn phòng công chứng:

Cũng ở bộ luật công chứng năm 2014, ở điều luật 22 của luật công chứng, tên gọi của văn phòng công chứng, phải kèm theo họ và tên của trưởng phòng công chứng của văn phòng công chứng đó. Tên gọi của văn phòng công chứng không được trùng với các cơ quan tổ chức, đơn vị văn phòng công chứng khác, đảm bảo đúng thuần phong mỹ tục, truyền thống lịch sử, văn hóa, xã hội và đạo đức của Việt Nam.

Thứ tư, cần phải đảm bảo về điều kiện con dấu của văn phòng công chứng:

Theo như quy định của luật công chứng năm hai không 14, tại điều 22 của luật công chứng thì mỗi văn phòng công chứng đều có con dấu riêng, phải đảm bảo điều kiện con dấu không có hình quốc huy khi đóng dấu, được dùng đúng vào các hoạt động công chứng.

 

2. Văn phòng công chứng có vốn điều lệ không?

- Khi nói về điều kiện loại hình doanh nghiệp của văn phòng công chứng, tại Điều 22, Khoản 1, Luật Công chứng 2014 ghi nhận rằng: "Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh." (Để hiểu thêm về đặc điểm, tư cách pháp nhân, cách góp vốn của công ty hợp danh, bạn có thể bấm xem thêm qua bài viết này trên wikipedia.org)

Như vậy, chính vì là công ty hợp danh, nên văn phòng công chứng phải có vốn điều lệ.

- Dựa trên giải thích tại Luật Doanh nghiệp 2020, có thể hiểu vốn điều lệ của văn phòng công chứng là tổng giá trị tài sản do ít nhất 02 công chứng viên hợp danh góp hoặc cam kết góp khi thành lập VPCC.

- Văn phòng công chứng chỉ thành lập và hoạt động dựa trên vốn điều lệ đó mà không có phần vốn góp khác, bởi VPCC không được có thành viên góp vốn. Nếu muốn gia tăng vốn điều lệ thì phải có công chứng viên mới góp vốn/cam kết góp vốn hoặc tăng vốn góp của các công viên hợp danh.

- Các công chứng viên góp vốn điều lệ và thành lập VPCC là chủ sở hữu VPCC.

Vốn mở Văn phòng công chứng bao nhiêu? Quy định vốn điều lệ trong văn phòng công chứng

3. Quy định về vốn điều lệ mở văn phòng công chứng.

- Mở văn phòng công chứng là hoạt động kinh doanh có điều kiện nhưng không có điều kiện về vốn điều lệ. Điều này có nghĩa là, khi đáp ứng các điều kiện mở văn phòng công chứng thì các công chứng viên hoàn toàn có quyền thành lập VPCC mà không cần phải đáp ứng số vốn điều lệ tối thiểu.

- Tuy nhiên, dù không có quy định về vốn điều lệ tối thiểu nhưng vốn điều lệ là điều không thể thiếu khi thành lập VPCC hay bất cứ doanh nghiệp nào, đây là căn cứ để xác định trách nhiệm tài sản về các nghĩa vụ của công ty.

Trên đây là Vốn điều lệ mở văn phòng công chứng (Cập nhập 2022) được cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ ACC để được tư vấn cụ thể.

Website: https://accgroup.vn

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo