Vốn chủ sở hữu là gì? Cách tăng vốn chủ sở hữu

Trong hoạt động của doanh nghiệp, vốn là thứ vô cùng quan trọng để đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. Trong vốn chủ sở hữu là nguồn vốn đang được mọi người quan tâm và có nhiều thắc mắc. Trong bài viết dưới đây Luật  ACC sẽ giúp quý khách giải đáp một số câu hỏi như là vốn chủ sở hữu là gì? và cách tăng vốn chủ sở hữu cùng một số vấn đề pháp lí liên quan khác.

Vốn chủ sở hữu là gì? Cách tăng vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là gì? Cách tăng vốn chủ sở hữu

1. Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu). Họ góp vốn với nhau để tiến hành các hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh.

Vốn chủ sở hữu phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm các loại nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên góp vốn trong công ty liên doanh, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần,…

Số lợi nhuận kiếm được sẽ được chia thành từng phần tương xứng với số vốn từng người góp vào. Tương tự, nếu công ty kinh doanh không có lãi, các chủ sở hữu cũng sẽ phải cùng nhau gánh chịu các khoản thua lỗ.

2. Các nguồn của vốn chủ sở hữu

Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn thường thấy sự có mặt của vốn chủ sở hữu:

- Thặng dư vốn cổ phần

- Quỹ đầu tư phát triển

- Vốn cổ đông

- Quỹ dự phòng tài chính

- Cổ phiếu quỹ

- Quỹ dự phòng tài chính

- Lãi chưa phân phối

- Quỹ khen thưởng, phúc lợi

- Một số quỹ khác…  

3. Cách tăng vốn chủ sở hữu

Doanh thu là lợi ích kinh tế thu được làm tăng vốn góp chủ sở hữu của doanh nghiệp ngoại trừ phần đóng góp thêm của các cổ đông. Doanh thu được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh, khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế, được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản được quyền nhận, không phân biệt đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.

- Trường hợp thứ nhất: Tổng tài sản tăng trong khi số lượng phải trả giữ nguyên.

- Trường hợp thứ hai: Tổng tài sản giữ nguyên nhưng nợ phải trả lại giảm.

- Trường hợp thứ ba: Tổng tài sản tăng và số nợ phải trả giảm.

Trong đó trường hợp thứ ba cho biết doanh nghiệp đang làm ăn cực kỳ hiệu quả. Vì khi đó tổng tài sản trong liên tục đồng thời phải trả lại giảm dần. Vậy sao lại phải tăng vốn chủ sở hữu để làm gì? Thì bởi vì số vốn chủ sở hữu lúc này tăng nhanh, tạo điều kiện lý tưởng để doanh nghiệp triển khai nhiều hoạt động mới.

4. Cách xác định vốn chủ sở hữu

Việc xác định vốn chủ sở hữu dựa trên công thức sau:

Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả

Trong đó:

- Tài sản bảo gồm như đất đai, nhà cửa, vốn, hàng hoá, hàng tồn kho và các khoản thu nhập khác.

- Nợ phải trả là số tiền vay để kinh doanh và các chi phí khác.

Do vậy, vốn chủ sở hữu chính là điều kiện đầu tiên để hình thành và quyết định các doanh nghiệp có thể được thành lập và đi vào hoạt động. Đồng thời, nó cũng phụ thuộc vào nhiều nguồn vốn khác nhau tùy thuộc vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đó.

5. Các thắc mắc thường gặp về vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu, hay Equity là gì?

  • Theo Khoản 1 Điều 66 Thông tư 200/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành, vốn chủ sở hữu (hay Owners’ equity) là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu).

Vốn chủ sở hữu có bao nhiêu trạng thái khác nhau?

  • Cổ phiếu đại diện cho quyền sở hữu công ty. Đây có thể là một công ty tư nhân, gọi là vốn cổ phần tư nhân.
  • Trên bảng cân đối kế toán của công ty, số tiền đóng góp của chủ sở hữu hoặc cổ đông cộng với khoản thu nhập còn lại (hoặc lỗ). Người ta có thể gọi là cổ phần của cổ đông hoặc vốn chủ sở hữu của cổ đông.
  • Trong giao dịch ký quỹ, giá trị chứng khoán trong tài khoản ký quỹ trừ đi số tiền mà chủ tài khoản vay từ môi giới.
  • Trong bất động sản, sự khác biệt giữa giá trị thị trường hiện tại của tài sản và số tiền mà chủ sở hữu vẫn còn nợ trên thế chấp. Đây là số tiền mà chủ sở hữu sẽ nhận được sau khi bán mất động sản và thanh toán bất kì khoản ợ nào. Còn được gọi là giá trị tài sản thực.

Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ phân biệt như thế nào?

  • Điểm khác biệt cơ bản giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu đó là tính chất đăng ký pháp lý. Vốn điều lệ phải đăng ký rõ ràng trên giấy tờ khi người thành lập doanh nghiệp tiến hành các thủ tục hành chính. Khi các thành viên chưa góp đủ số vốn như đã cam kết, doanh nghiệp đó có thể mất khả năng thanh toán, nguy cơ giải thể cao.

Công ty Luật ACC có dịch vụ về vốn chủ sở hữu không?

  • Với nhiều năm kinh nghiệm và hỗ trợ thành công rất nhiều khách hàng, Luật ACC tự hào dịch vụ tư vấn liên quan vấn đề vốn chủ sở hữu là dịch vụ hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian, chi phí.

6. Dịch vụ tư vấn tại Luật ACC

Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

Trên đây là một số chia sẻ về một số vấn đề pháp lý liên quan đến vốn chủ sở hữu  và làm tăng vốn chủ sở hữu bằng cách nào. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

- Tư vấn pháp lý: 1900.3330

- Mail: [email protected]

✅ Định nghĩa: ⭕ Vốn chủ sở hữu
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo