Quy định pháp luật về hành vi vô ý phạm tội

Lỗi vô ý hay còn gọi là vô ý phạm tội là một trong các yếu tố quan trong trong mặt chủ quan của tội phạm. Được quy định như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.
Mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là trạng thái tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó thực hiện và đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi ấy, thể hiện ở dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội. Trong các dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội thì dấu hiệu lỗi là dấu hiệu có trong tất cả các cấu thành tội phạm. Dấu hiệu động cơ phạm tội và dấu hiệu mục đích phạm tội chỉ có trong một số tội phạm nhất định.

THIẾU HÌNH

1. Thế nào là vô ý phạm tội

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, vô ý phạm tội được quy định như sau:

Điều 11. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

  1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
  2. Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

 

2. Phân loại cố ý phạm tội

Lỗi vô ý quá tin (vô ý vì quá tự tin):

Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 BLHS, lỗi vô ý quá tin là lỗi trong trường hợp “Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được” nên vẫn thực hiện và đó gây ra hậu quả nguy hại đó.

Từ quy định trên có thể rút ra các dấu hiệu của lỗi vô ý quá tin như sau: Người phạm tội nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình do mình thực hiện. Người phạm tội thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể xảy ra. Người phạm tội không mong muốn cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình xảy ra (khác với lỗi cố ý trực tiếp), cũng không có ý thức để mặc cho hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra (khác với lỗi cố ý gián tiếp) mà cho rằng hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. (1 điểm)

Lỗi vô ý cẩu thả (vô ý do cẩu thả):

Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 BLHS, thì lỗi vô ý do cẩu thả là lỗi trong trường hợp “người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó”.

 Từ quy định trên có thể rút ra các dấu hiệu của lỗi vô ý cẩu thả như sau: Người phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình (phân biệt với các trường hợp lỗi cố ý và với lỗi vô ý quá tin), nghĩa là người phạm tội không dự đoán trước, không biết trước hành vi của mình sẽ dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra. Người phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình có thể do người đó không nhận thức được mặt thực tế của hành vi của mình nên không thấy trước được khả năng gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện.

- Người phạm tội phải thấy trước hoặc có thể thấy trước hậu quả đó.

Người phạm tội vô ý cẩu thả không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nhưng người đó có nghĩa vụ phải thấy trước và đủ điều kiện để thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình nếu như họ có sự chú ý cần thiết. Người phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội là do cẩu thả, thiếu sự quan tâm, cẩn thận nên đã vi phạm những quy tắc an toàn xã hội thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như các quy định về phòng cháy, về khám chữa bệnh, an toàn giao thông, an toàn lao động...khi thực hiện hành vi nên đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

 

3. Dịch vụ tư vấn về hành vi vô ý phạm tội tại ACC Group:

ACC Group là công ty chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn các quy định của Bộ luật Hình sự. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các thông tin cơ bản để ACC có thể soạn hồ sơ.
  • ACC tiến hành soạn hồ sơ khi đã nhận đủ các thông tin khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn các quy định của Bộ luật Hình sự

Trên đây là nội dung bài viết Quy định pháp luật về hành vi vô ý phạm tội. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn hiệu quả nhất.

 

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (289 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo