Với thời đại kinh tế toàn cầu hóa như ngày nay, việc hội nhập kinh tế, lao động ở các quốc gia nước ngoài hay kinh doanh, giao kết hợp đồng quốc tế ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi hơn. Điều này dẫn đến nhu cầu làm visa để thực hiện mục đích này cũng càng được quan tâm hơn. Visa thương mại ra đời nhằm đáp ứng mục tiêu này, góp phần quản lý việc đi lại cũng như việc giao thương của công dân từ các quốc gia với nhau. Từ đó nhu cầu thực hiện thủ tục làm visa cho người nước ngoài cũng dần được để ý đến nhiều hơn. Vậy Visa thương mại là gì? Thủ tục xin visa thương mại cho người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện như thế nào? Hãy cùng ACC tìm hiểu các thông tin và nội dung có liên quan đến vấn đề này trong bài viết dưới đây.
1. Văn bản quy phạm pháp luật về visa (thị thực)
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Luật số 47/2014/QH13, ngày 16 tháng 6 năm 2014).
- Luật 47/2014/QH2013 và Điều 8, 36, 38 Luật số 51/2019/QH14 ngày 25 tháng 11 năm 2019 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam .
- Thông tư số 04/2015/TT-BCA, ngày 05/01/2015 của Bộ Công an quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
- Thông tư số 31/2015/TT-BCA ngày 06 tháng 7 năm 2015 hướng dẫn một số nội dung về cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, cấp giấy phép xuất nhập cảnh, giải quyết thường trú cho người nước ngoài tại Việt Nam.
2. Visa thương mại là gì?
Visa – hay còn gọi là thị thực, là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam (Theo quy định của Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam). Như vậy, visa hay thị thực là bằng chứng xác nhận rằng một người nào đó được phép nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp thị thực.
Vậy visa thương mại là gì? Visa thương mại là một loại visa để cấp cho người nước ngoài nhập cảnh vào một quốc gia với mục đích là để đầu tư, mở rộng kinh doanh hay hợp tác thương mại. Theo quy định pháp luật Việt Nam, thời hạn visa thương mại có thể là 1 tháng, 3 tháng đến 1 năm với số lần nhập cảnh là một lần hoặc nhiều lần. Visa thương mại ở Việt Nam có ký hiệu là DN hoặc ĐT tùy vào mục đích xin visa của người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
3. Thủ tục xin visa thương mại cho người nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục xin cấp visa thương mại cho người nước ngoài vào Việt Nam có thể tóm gọn trong các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ xin visa thương mại cho người nước ngoài như sau:
- Mẫu đơn xin cấp Công văn nhập cảnh theo mẫu do pháp luật Việt Nam cấp.
- Bản chụp trang nhân thân hộ chiếu của người nước ngoài còn thời hạn tối thiểu 6 tháng
- Bản photo có công chứng các loại giấy tờ chứng minh hoạt động kinh doanh: giấy đăng kí kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp bảo lãnh tại Việt Nam.
- Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động nếu xin visa loại DN, LĐ
Bước 2: Nộp hồ sơ xin visa thương mại tại một trong ba trụ sở làm việc của Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an.
Bước 3: Đóng lệ phí và nhận kết quả làm visa. Lệ phí làm visa thương mại Việt Nam sẽ tùy vào thời hạn và loại visa mà người đó xin cấp, cụ thể là:
- 25 USD nếu xin visa đi một lần trong 30 ngày
- 50 USD nêu xin visa đi nhiều lần trong 90 ngày
Bước 4: Nếu được chấp thuận, thì người này sẽ nhận visa tại nơi đã đăng ký khi làm đơn xin cấp Công văn nhập cảnh cho người nước ngoài (Có thể là sân bay, cửa khẩu, hay Đại sứ quán Lãnh sự quán ở quốc gia sở tại).
Thời gian giải quyết đề nghị cấp visa thương mại cho người nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện trong khoảng từ 3 -5 ngày làm việc. Nếu việc xin visa thành công, người đó sẽ nhận được công văn nhập cảnh (hay thư mời nhập cảnh) từ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Việt Nam. Khi tới sân bay, cửa khẩu đường bộ Đại sứ quán hay Lãnh sự quán Việt Nam, sẽ phải mang theo cả công văn này cũng các giấy tờ liên quan cần thiết khác để thực hiện thủ tục nhận Visa Việt Nam.
4. Thủ tục xin gia hạn visa thương mại cho người nước ngoài tại Việt Nam
Ngoài thủ tục xin visa thương mại cho người nước ngoài tại Việt Nam, pháp luật về quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam còn cho phép gia hạn visa thương mại cho người nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, người nước ngoài muốn gia hạn visa thương mại cần phải thực hiện các bước như sau:
Bước 1: chuẩn bị những loại hồ sơ, giấy tờ để xin gia hạn visa thương mại như sau:
- Hồ sơ pháp lý của công ty, doanh nghiệp đứng ra bảo lãnh (Bao gồm đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận sử dụng con dấu).
- Hộ chiếu gốc của người nước ngoài còn thời hạn ít nhất là 6 tháng (đây được xem như một loại giấy thờ xác minh thân phận công dân của người nước ngoài).
- Tờ khai đề nghị cấp, bổ sung, sửa đổi thị thực, gia hạn tạm trú theo mẫu do pháp luật Việt Nam cấp.
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ chứng nhận phần vốn góp nếu người nước ngoài xin các loại visa ĐT 1, ĐT 2, ĐT 3, ĐT 4.
- Giấy xác nhận tạm trú của công an địa phương nơi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam hoặc bản in tờ khai tạm trú online.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin gia hạn visa thương mại cho người nước ngoài vào Việt Nam tại Cục quản lý xuất nhập cảnh hoặc Phòng xuất nhập cảnh công an cấp Tỉnh.
Bước 3: Nộp phí gia hạn visa thương mại cho người nước ngoài (10 USD).
Bước 4: Nhận kết quả. Thời gian giải quyết hồ sơ xin gia hạn visa không quá 5 ngày làm việc kể từ khi cơ quan nhà nước nhận được hồ sơ đề nghị gia hạn visa hợp lệ.
5. Dịch vụ làm visa thương mại cho người nước ngoài tại Công ty Luật ACC
Công ty Luật ACC – đồng hành pháp lý cùng bạn luôn sẵn sàng, tận tâm và nhiệt tình cung cấp dịch vụ tư vấn cũng như thực hiện làm visa thương mại cho người nước ngoài ở Việt Nam cho khách hàng có nhu cầu. Chúng tôi bảo đảm:
- Có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hiện các thủ tục làm visa cho khách hàng.
- Thực hiện trong thời gian nhanh chóng, đảm bảo thuận lợi cho khách hàng.
- Thủ tục đơn giản, tư vấn nhiệt tình và tận tâm.
- Tiết kiệm thời gian cho quý khách hàng trong việc chuẩn bị hồ sơ xin chuyển đổi mục đích visa, khả năng thành công cao.
- Hướng dẫn khách hàng một cách chi tiết nhất để có thể lấy được visa một cách thuận lợi và nhanh chóng.
- Cam kết bảo mật tuyệt đối các thông tin cá nhân của khách hàng trong quá trình làm visa thương mại cho người nước ngoài tại Việt Nam.
6. Câu hỏi thường gặp
6.1. Người nước ngoài đến Việt Nam làm visa ở cơ quan nào?
Người nước ngoài muốn xin visa nhập cảnh tại Việt Nam thì có thể nộp hồ sơ xin visa tại Đại sứ quán Việt Nam đặt ở nước sở tại hoặc Lãnh sứ quán Việt Nam nơi người đó mang quốc tịch.
Xem thêm "Xin visa ở đâu".
6.2. Việt Nam miễn visa cho những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 12 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, sửa đổi 2019, các trường hợp được miễn thị thực vào Việt Nam gồm:
- Theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, chẳng hạn như theo các Hiệp định song phương, Hiệp định đa phương giữa Việt Nam và các quốc gia khác;
- Sử dụng thẻ thường trú, thẻ tạm trú;
- Vào khu kinh tế cửa khẩu, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
- Vào khu kinh tế ven biển do Chính phủ quyết định khi đáp ứng đủ các điều kiện: có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt; có ranh giới địa lý xác định, cách biệt với đất liền; phù hợp với chính sách phát triển kinh tế - xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam;
- Việt Nam đơn phương miễn thị thực cho người nước ngoài trong những trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật.
6.3. Hộ chiếu và visa khác nhau như thế nào?
Hộ chiếu là loại giấy tờ (thường được đóng thành quyển) được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của quốc gia mà người được cấp là công dân. Trong khi đó visa là loại giấy tờ mà một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ khác nơi người xin cấp không phải là công dân cấp với mục đích nhập cảnh và lưu trú trong khoảng thời gian nhất định. Visa chỉ có giá trị sử dụng với mục đích nhập cảnh và lưu trú tại nước ngoài (Nước cấp visa) còn hộ chiếu thì ngoài mục đích sử dụng như vậy thì hộ chiếu được dùng trong nước và nước ngoài như một loại giấy tờ tùy thân, nhân thân và trong một số trường hợp có thể thay thế chứng minh nhân dân/ căn cước công dân. Nói cách khác, để có thể làm visa, trước tiên người làm cần phải có hộ chiếu.
6.4. Đối tượng nào được cấp visa thương mại Việt Nam?
Đối tượng được cấp visa thương mại Việt Nam là người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích đầu tư kinh doanh thương mại.
6.5. Tại sao khi hết thời hạn visa thương mại, người nước ngoài nên thực hiện gia hạn visa thương mại nếu muốn tiếp tục ở lại Việt Nam?
Khi visa hết hạn, việc lưu trú quá hạn của visa Việt Nam của người nước ngoài sẽ gây khó khăn cho họ, người này sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính do ở quá hạn visa (có thể lên tới 40.000.000 đồng) và điều này sẽ gây khó khăn cho việc nhập cảnh vào Việt Nam ở những lần tiếp theo. Do vậy, người nước ngoài muốn tiếp tục ở Việt Nam thì nên thực hiện thủ tục gia hạn visa để có thể tiếp tục hoạt động và đầu tư kinh doanh.
Trên đây là các thông tin về Visa thương mại là gì? Thủ tục xin visa thương mại cho người nước ngoài tại Việt Nam và các vấn đề có liên quan đến visa. Mong rằng bài viết có thể cung cấp cho quý bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này. Nếu có nhu cầu làm visa thương mại hay thực hiện các thủ tục xin cấp visa, quý bạn đọc vui lòng liên hệ công ty Luật ACC để chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ tư vấn và hướng dẫn nhanh chóng và thuận tiện nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận