Visa E1, hay còn gọi là visa thương mại và đầu tư, là một loại visa được cung cấp bởi Chính phủ Hoa Kỳ cho những người nhập cảnh với mục đích thực hiện các hoạt động thương mại giữa Hoa Kỳ và quốc gia ký kết Hiệp định Thương mại và Đầu tư (Treaty Trader and Investor Agreement). Đây là một cơ hội hấp dẫn cho những người kinh doanh và nhà đầu tư quốc tế muốn tham gia vào các hoạt động kinh doanh tại Hoa Kỳ.
Để hiểu rõ hơn về Visa E1, có một số điều quan trọng mà bạn cần biết. Đầu tiên, visa này yêu cầu sự hợp tác thương mại giữa quốc gia của người đầu tư và Hoa Kỳ. Một điều quan trọng khác là đối tượng đầu tư cần phải đáp ứng các tiêu chí đặc biệt và có một kế hoạch kinh doanh rõ ràng.

Visa E1 là gì? Những điều bạn nên biêt
I. VISA E1 MỸ LÀ GÌ?
Visa E1 Mỹ là thị thực được cấp cho những cá nhân thuộc các nước nằm trong danh sách ký Hiệp ước thương mại với Hoa Kỳ gồm Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Colombia, Kosovo, Thái Lan…. Visa E1 còn có tên gọi khác là thị thực Hiệp ước nhà đầu tư.
Những trường hợp đủ điều kiện được cấp visa Mỹ diện E1 gồm:
- Công dân hoặc người có quốc tịch của quốc gia ký hiệp ước với Hoa Kỳ.
- Giám đốc điều hành, quản lý hoặc có kỹ năng chuyên môn cao.
- Người sử dụng lao động xin thị thực phải đang lưu trú tại Mỹ và có visa E1. Nếu người sử dụng lao động sinh sống ngoài Hoa Kỳ thì phải chứng minh đáp ứng được các điều kiện để có visa.
II. THỜI HẠN VISA E1 MỸ
Người sở hữu visa E1 có thời hạn ban đầu tối đa là 2 năm, mỗi lần có thể gia hạn thêm tối đa 2 năm và không có giới hạn về số lần gia hạn. Ngoài ra, người có thị thực E2 đi du lịch ngoài Hoa Kỳ khi tái nhập cảnh sẽ được tự động gia hạn visa thêm 2 năm.
III. NGƯỜI VIỆT NAM CÓ XIN VISA E1 MỸ ĐƯỢC KHÔNG?
Việt Nam không ký kết hiệp định thương mại quốc tế với Hoa Kỳ, vì thế công dân Việt Nam không thể xin visa E1 để nhập cảnh vào Hoa Kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn có visa Mỹ diện L (visa được cấp phép cho doanh nhân, nhà quản lý ở Việt Nam sang Mỹ điều hành công ty, chi nhánh tại Mỹ) thì sau 1 năm làm việc tại Hoa Kỳ bạn có thể xin chuyển sang visa diện E1.
Ngoài ra, trong trường hợp bạn là chuyên gia hoặc lao động có trình độ cao ở một ngành nghề nào đó thì vẫn có thể xin được. Tuy nhiên các bước làm hồ sơ để xin visa Mỹ diện E1 cho công dân Việt Nam rất khó khăn. Với những trường hợp này, bạn có thể liên hệ với ThinkEdu để được hỗ trợ tư vấn, đội ngũ chuyên gia có hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ xin visa Mỹ chắc chắn mang đến cho bạn sự hỗ trợ tốt nhất.
IV. Visa du lịch
Có vài loại visa không định cư cho phép người nước ngoài tạm trú ở Mỹ. Visa du lịch không định cư bao gồm visa B-1 và visa B-2. Visa B-1 là visa du lịch vì mục đích kinh doanh cho phép người lao động nước ngoài đến Mỹ để thực hiện việc kinh doanh. Visa B-1 thích hợp nhất cho những người đến Mỹ để giải quyết đất đai, thảo luận hợp đồng kinh doanh, gặp gỡ đối tác kinh doanh, hoặc tham dự cuộc họp. Visa B-2 là visa du lịch dành cho những người đến Mỹ để giải trí, du lịch, hoặc điều trị y tế. Những ứng viên xin visa du lịch phải nộp đơn xin visa không định cư DS-160 cho Bộ Ngoại giao Mỹ. Các ứng viên phải trải qua buổi phỏng vấn tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Hoa Kỳ và phải có ảnh thẻ tại thời điểm hiện tại và hộ chiếu có hiệu lực. Những ứng viên xin visa du lịch cũng phải chứng minh rằng họ không muốn định cư tại Mỹ và phải trở về nhà sau khi kết thúc chuyến đi. Việc này được gọi là xác minh mục đích không định cư, nó phải được chứng minh trong suốt buổi phỏng vấn ở lãnh sự quán. Không có giới hạn cho visa B-1 hoặc B-2 và thời gian ở lại tối đa thường là 6 tháng.
V. Chương trình Miễn trừ visa
Chương trình miễn trừ visa cho phép cư dân nước ngoài từ 35 quốc gia đến Mỹ để du lịch hoặc kinh doanh mà không cần visa B-1 hoặc visa B-2. Danh sách các quốc gia phù hợp với chương trình miễn trừ visa ở dưới đây.
Danh sách các quốc gia được miễn trừ visa
Andorra |
Hungary |
New Zealand |
Úc |
Iceland |
Nauy |
Áo |
Ireland |
Bồ Đào Nha |
Bỉ |
Ý |
San Marino |
Brunei |
Nhật |
Singapo |
Cộng hòa Séc |
Latvia |
Slovakia |
Đan Mạch |
Liechtenstein |
Slovenia |
Estonia |
Lithuania |
Hàn Quốc |
Phần Lan |
Luxembourg |
Tây Ban Nha |
Pháp |
Malta |
Thụy Điển |
Đức |
Monaco |
Thụy Sĩ |
Hy Lạp |
Hà Lan |
Vương quốc Anh |
VI. Visa theo Chương trình Sinh viên và Trao đổi, giao lưu
Mỹ cấp visa không định cư F-1, J-1, và M-1 cho phép cư dân nước ngoài đến Mỹ với tư cách là sinh viên và khách trao đổi, giao lưu. Những người đến Mỹ bằng visa F-1, J-1, và M-1 thường chỉ có thể ở lại Mỹ trong thời gian diễn ra chương trình. Tuy nhiên, việc gia hạn có thể được thực hiện đối với những người giữ visa này.
- Visa sinh viên F-1 dành cho những người muốn vào Mỹ để học tập tại một trường cao đẳng, đại học, trung học phổ thông, hoặc viện ngôn ngữ đã được công nhận. Người có visa F-1 bắt buộc phải là sinh viên toàn thời gian với đầy đủ số học trình trong các kỳ học. Các ứng viên xin visa F-1 cũng phải chứng minh họ có điều kiện ràng buộc với nước sở tại của họ rằng sẽ quay trở về nước sau khi kết thúc chương trình. Những điều kiện ràng buộc đó có thể là có đất đai do gia đình sở hữu, triển vọng việc làm, hoặc tư cách thành viên trong một tổ chức nghề nghiệp ở nước sở tại.
- Visa trao đổi, giao lưu J-1 dành cho những người tham gia vào các chương trình trao đổi văn hóa hoặc giáo dục bao gồm chương trình giảng dạy, thực tập, đào tạo, giáo sư, và giúp việc để học ngoại ngữ.
- Visa M-1 dành cho những người tham gia vào các chương trình dạy nghề và phi học thuật.
- Người phụ thuộc của những người có visa sinh viên và trao đổi, giao lưu được phép vào Mỹ bằng visa F-2, J-2, hoặc M-2. Người phụ thuộc có thể bao gồm vợ/chồng và con cái chưa kết hôn dưới 21 tuổi của người có visa.
Các ứng viên đầu tiên phải được chấp nhận vào một chương trình hợp lệ để có đủ tư cách được cấp visa F-1, J-1, hoặc M-1. Các ứng viên phải đăng kí với Hệ thống thông tin sinh viên và khách trao đổi (SEVIS), là một cơ sở dữ liệu để theo dõi về tất cả các sinh viên và khách trao đổi tại Mỹ. Buổi phỏng vấn tại lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Mỹ đặt tại nước sở tại của ứng viên là bắt buộc đối với những ứng viên xin visa F-1, J-1, hoặc M-1. Các ứng viên phải chứng minh mục đích không định cư của mình trong suốt buổi phỏng vấn và dự định trở về nước sau khi hết hạn visa. Các ứng viên phải nộp Đơn xin Visa Không định cư theo mẫu DS-160, hộ chiếu, ảnh và các đơn hợp lệ không định cư có liên quan đến chương trình của họ. Nói chung, các ứng viên xin visa trao đổi, giao lưu cũng phải nộp hồ sơ học tập (như bằng cấp và kết quả SAT hoặc GRE) và sổ sách tài chính chứng minh rằng họ có thể chi trả tất cả mọi chi phí khi sống bên Mỹ.
VII. Visa công tác tạm thời
Những người nước ngoài muốn làm việc tại Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định có thể có đủ điều kiện để vào Mỹ nhờ visa công tác tạm thời không định cư. Các công ty muốn thuê lao động nước ngoài thường phải nộp đơn xin visa cho người lao động của họ. Loại visa cụ thể cho người lao động hợp lệ phụ thuộc vào tính chất công việc và mục đích của việc lưu trú.
- Visa H1-B dành cho những lao động có công việc đòi hỏi kiến thức chuyên ngành cao. Loại visa H-1B dành cho nhiều loại nghề nghiệp khác nhau như: người mẫu thời trang, nhà nghiên cứu liên chính phủ, và những nhân viên dự án cùng sản xuất của Bộ Quốc phòng.
- Visa O-1 dành cho các cá nhân có khả năng hoặc thành tích đặc biệt trong các lĩnh vực như nghệ thuật, khoa học, thể thao, giáo dục, kinh doanh và giải trí.
- Visa O-2 dành cho người lao động đi cùng với người giữ visa O-1 cho một sự kiện việc làm cụ thể nào đó.
- Visa L-1 dành cho những nhà quản lý, lãnh đạo, hoặc nhân viên có chuyên môn để chuyển từ văn phòng nước ngoài đến chi nhánh công ty của Mỹ.
- Visa E-1 dành cho những lao động từ các quốc gia hiệp ước vào Mỹ để tham gia vào thương mại quốc tế. Các quốc gia hiệp ước là những quốc gia đã ký cùng Mỹ hiêp ước hàng hải hoặc thương mại.
- Visa E-2 dành cho các cá nhân từ các quốc gia hiệp ước đã có những đầu tư đáng kể vào Mỹ.
Các quốc gia hiệp ước E1
Achentina |
Đức |
Nauy |
Úc |
Hi Lạp |
Oman |
Áo |
Honduras |
Pakistan |
Bỉ |
Iran |
Paragoay |
Bolivia |
Ireland |
Philippines |
Bosnia và Herzegovina |
Israel |
Ba Lan |
Brunei |
Ý |
Serbia |
Canada |
Nhật |
Singapo |
Chile |
Jordan |
Slovenia |
Trung Quốc (Đài Loan) |
Hàn Quốc |
Tây Ban Nha |
Colombia |
Kosovo |
Suriname |
Costa Rica |
Latvia |
Thụy Điển |
Croatia |
Liberia |
Thụy Sĩ |
Đan Mạch |
Luxembourg |
Thái Lan |
Estonia |
Cộng hòa Macedonia thuộc Nam Tư cũ (FRY) |
Togo |
Etiopia |
Mexico |
Thổ Nhĩ Kỳ |
Phần Lan |
Montenegro |
Vương quốc Anh |
Pháp |
Hà Lan |
Nam Tư |
Các quốc gia hiệp ước E-2
Albani |
Croatia |
Hàn Quốc |
Ba Lan |
Achentina |
Cộng hòa Séc |
Kosovo |
Romania |
Armenia |
Đan Mạch |
Kyrgyzstan |
Secbia |
Úc |
Ecuado |
Latvia |
Senegal |
Áo |
Ai Cập |
Liberia |
Singapo |
Azerbaijan |
Estonia |
Lithuania |
Cộng hòa Slovak |
Bahrain |
Etiopia |
Luxembourg |
Slovenia |
Băng-la-đét |
Phần Lan |
Cộng hòa Macedonia thuộc Nam Tư cũ (FRY) |
Tây Ban Nha |
Bỉ |
Pháp |
Mexico |
Sri Lanka |
Bolivia |
Georgia |
Moldova |
Suriname |
Bosnia và Herzegovina |
Đức |
Mongolia |
Thụy Điển |
Bulgaria |
Grenada |
Montenegro |
Thụy Sĩ |
Cameroon |
Honduras |
Morocco |
Thái Lan |
Canada |
Iran |
Hà Lan |
Togo |
Chile |
Ireland |
Nauy |
Trinidad & Tobago |
Trung Quốc (Đài Loan) |
Ý |
Oman |
Tunisia |
Colombia |
Jamaica |
Pakistan |
Thổ Nhĩ Kỳ |
Cộng hòa Congo (thủ đô là Brazzaville) |
Nhật |
Panama |
Ukraine |
Cộng hòa dân chủ Congo (thủ đô là Kinshasa) |
Jordan |
Paragoay |
Vương quốc Anh |
Costa Rica |
Kazakhstan |
Philippines |
Nam Tư |
Mặc dù đơn xin có thể khác nhau tùy thuộc vào loại visa cụ thể, nhưng tất cả các ứng viên xin visa công tác tạm thời đều tuân theo cùng một quy trình chung. Các chủ thuê mướn những lao động có visa tạm thời phải có đơn làm việc không định cư I-129 được phê duyệt bởi USCIS. Các lao động tạm thời phải nộp đơn xin visa không định cư điện tử mẫu DS-160 cho đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Mỹ tại nơi họ thường trú. Các ứng viên xin visa tạm thời phải trải qua các buổi phỏng vấn tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Mỹ gần nhất nơi họ cư trú. Vài loại visa công tác tạm thời yêu cầu chứng chỉ lao động từ Bộ Lao động để chứng minh rằng ứng viên xin visa sẽ được trả mức lương hiện thời. Mức lương hiện thời là khoản tiền mà một lao động Mỹ được thuê sẽ được trả cho cùng một vị trí. Việc lao động nước ngoài được trả lương công bằng sẽ giúp đảm bảo không một lao động Mỹ nào sẽ bị thay thế bởi lao động nước ngoài nếu được trả thấp hơn. Yêu cầu về mức lương hiện thời cũng giúp ngăn chặn việc lao động nước ngoài bị khai thác và trả lương quá thấp. Mặc dù nó dao động tùy thuộc vào loại visa cụ thể, nhưng giai đoạn đầu tiên lưu trú của những lao động có visa tạm thời thường kéo dài từ 1 đến 3 năm. Có loại visa nhất định đã được xác định thời hạn (H-1B và L-1) và có loại visa nhất định được gia hạn vô thời hạn (O-1 và E).
VIII. Mọi người cũng hỏi
1. Visa E1 là gì?
- Visa E1 là một loại visa kinh doanh Mỹ, chủ yếu dành cho những người đến từ các quốc gia có Hiệp định Thương mại và Dịch vụ với Hoa Kỳ. Visa E1 cho phép những người này nhập cảnh vào Hoa Kỳ để tham gia vào hoạt động thương mại và kinh doanh.
2. Điều kiện chính để đủ điều kiện xin Visa E1 là gì?
- Để đủ điều kiện xin Visa E1, người xin visa cần đến từ một quốc gia mà Hoa Kỳ có Hiệp định Thương mại và Dịch vụ. Ngoài ra, người đó hoặc công ty của họ cần tham gia vào hoạt động thương mại chủ yếu giữa Hoa Kỳ và quốc gia của họ.
3. Những điều cần biết khi xin Visa E1?
- Khi xin Visa E1, người xin visa cần cung cấp bằng chứng đầy đủ về tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh và chứng minh rằng họ đáp ứng đủ các tiêu chí của chương trình. Visa E1 thường có thời hạn tương đối ngắn và có thể được gia hạn miễn là người xin visa vẫn tiếp tục tham gia vào hoạt động thương mại thỏa thuận.
Nội dung bài viết:
Bình luận