Hóa đơn giá trị gia tăng ghi sai địa chỉ là một trong những sai sót mà người dùng thường gặp phải. Vậy cách xử lý lỗi này ra sao, căn cứ xử lý dựa trên các quy định nào,... Mời quý đọc giả theo dõi bài viết dưới đây của ACC nhé!
I. Hóa đơn đỏ là gì
Hóa đơn giá trị gia tăng là một loại hóa đơn được dành cho các tổ chức khai hoặc tính các loại thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn giá trị gia tăng còn được gọi với tên khác là hóa đơn đỏ. Đây thực chất là một loại chứng từ do chính người bán lập và ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đối với khách hàng sử dụng các dịch vụ theo quy định của luật pháp. Hành động này thường có tên gọi là xuất hóa đơn.
Loại hóa đơn giá trị gia tăng này sẽ theo mẫu do Bộ tài chính ban hành. Đồng thời Bộ sẽ hướng dẫn thực hiện và áp dụng cho các tổ chức cá nhân kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Hóa đơn này sẽ được sử dụng thuộc mẫu số 3.1 Phụ lục 3 và mẫu số 5.1 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư của Nhà nước). Đây là loại hóa đơn được dành cho các tổ chức khai hoặc tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động như:
- Bán hàng hoặc cung ứng các dịch vụ nội địa
- Các hoạt động vận tải thuộc quốc tế
- Xuất vào phi thuế quan.
II. Hướng dẫn xử lý hóa đơn đỏ viết sai địa chỉ
Theo đó, dựa trên các văn bản pháp luật về hóa đơn đã ban hành thì khi xử lý hóa đơn GTGT sai địa chỉ, kế toán và doanh nghiệp phải căn cứ theo các quy định pháp luật hiện hành sau:
- Thông tư 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành nhằm hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
- Thông tư 26/2015/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành nhằm hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế và sửa đổi, đồng thời bổ sung một số điều của các nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Về cách xử lý hóa đơn sai địa chỉ nói chung và hóa đơn giá trị gia tăng ghi sai địa chỉ nói riêng, sẽ được áp dụng theo quy định tại Điều 20, Thông tư 39/2014/TT-BTC được Bộ Tài chính ban hành vào ngày ngày 31 tháng 3 năm 2014.
Thứ nhất, với những trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai địa chỉ thì người bán chỉ việc gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai rồi lập hóa đơn mới cho đúng.
Thứ hai, những trường hóa đơn sai địa chỉ đã lập, đã giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hay hóa đơn đã lập, đã giao cho người mua, song người bán và người mua chưa kê khai thuế thì nếu phát hiện sai sót sẽ phải hủy bỏ. Hai bên lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai, gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn sai và lập lại hóa đơn mới cho đúng. Lưu ý, biên bản thu hồi hóa đơn khi lập phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn.
Thứ ba, những trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hai bên bán mua đã kê khai thuế nhưng sau đó phát hiện sai sót địa chỉ thì cả hai bên phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán phải lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
Lưu ý, hóa đơn điều chỉnh phải ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế GTGT,… cho hóa đơn số…, ký hiệu…
Trên cơ sở thông tin của hóa đơn điều chỉnh, hai bên bán và mua sẽ kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán; thuế đầu ra, đầu vào. Đặc biệt, hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Ngoài ra, theo Thông tư 26/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 26/2/2015 có bổ sung Điều 16 của Thông tư 39/2014/TT-BTC về cách xử lý hóa đơn GTGT sai địa chỉ như sau: Những trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng ghi đúng MST người mua thì hai bên bán mua cần lập biên bản điều chỉnh chứ không phải lập hóa đơn điều chỉnh. Những trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót khác sẽ phải thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 20 của Thông tư 39/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành.
III.Thời hạn sử dụng hóa đơn giấy đến bao giờ
Từ 1-7-2022: Bắt buộc áp dụng hóa đơn điện tử, trừ một số trường hợp như doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hộ, cá nhân kinh doanh tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hệ thống phần mềm kế toán,…
Như vậy, trừ một số trường hợp đặc biệt nêu trên thì từ ngày 1-7-2022, các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh sẽ không được sử dụng hóa đơn giấy mà bắt buộc phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử.
Trước những thông tin có phần khác nhau về thời hạn áp dụng hóa đơn điện tử tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Luật quản lý thuế sửa đổi Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14, Thông tư 78/2021/TT-BT và Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về quy định bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử.
"Doanh Nghiệp bắt buộc phải chuyển đổi hóa đơn điện tử khi mua – bán hàng hóa dịch vụ trước ngày 01/07/2022."
ACC hy vọng đã hỗ trợ để có thể giúp bạn hiểu thêm về một số vấn đề về hướng dẫn xử lý hóa đơn đỏ viết sai địa chỉ . Nếu có gì thắc mắc quý đọc giả vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Website: accgroup.vn
Nội dung bài viết:
Bình luận