Đối với mỗi quốc gia, pháp luật đóng một vai trò rất quan trọng. Nó giúp cho nền chính trị cũng như kinh tế và xã hội đất nước đó hùng cường và giàu mạnh hơn. Vì vậy, pháp luật luôn được coi trọng và chăm chú phát triển. Trên tất cả, hiến pháp giữ vị trí thượng tôn trong nền tư pháp mỗi nước. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu Việt Nam đã có bao nhiêu bản hiến pháp, và một số vấn đề liên quan đến hiến pháp.
Việt Nam có bao nhiêu bản Hiến pháp
1. Khái niệm
Hiến pháp là một hình thức văn bản quy phạm pháp luật do chính Quốc hội ban hành, mang giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Quy định những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như: chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội; hình thức và bản chất nhà nước; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
2. Đặc trưng của Hiến pháp
+ Là một khung pháp luật quy định về tổ chức quyền lực của nhà nước.
- Quy định nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước.
- Hiến pháp thiết lập một hệ thống tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước. Đó là việc thiết lập 1 hệ thống các cơ quan nhà nước, quy định nguyên tắc hoạt động, thẩm quyền và các mối quan hệ qua lại giữa chúng.
+ Thể hiện quyền lực nhà nước: Xác định hình thức, cấu trúc của nhà nước; phân cấp quyền hạn giữa các bộ phận, các chủ thể trong cơ cấu đó. Khi đề cập đến Hiến pháp thì đây là văn bản pháp lý, quy định về quyền lực và tổ chức của nhà nước đó.
+ Là một văn bản quy định quyền công dân, quyền con người: Hiến pháp quy định các quyền cơ bản nhất của công dân. Ghi nhận, mở rộng quyền công dân, quyền con người trong hiến pháp. Đây là xu hướng phát triển của các văn bản Hiến pháp, mỗi nhà nước sẽ có các biện pháp, cơ chế cụ thể.
Tham khảo hiến pháp là gì, đặc trưng
3. Những bản hiến pháp của Việt Nam
3.1 Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946
+ Ra đời Hiến pháp năm 1946 là một trong những nhiệm vụ cấp bách Bác Hồ đã đề ra ngày 2-9-1945.
+ Ngày 9-11-1946, sau hơn mười ngày làm việc khẩn trương, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
+ Bao gồm lời nói đầu và 7 chương, 70 điều.
+ Là một Hiến pháp dân chủ tiến bộ không kém bất kỳ một bản Hiến pháp nào trên thế giới. Về kỹ thuật lập pháp, Hiến pháp 1946 là một bản Hiến pháp cô đúc, khúc chiết, mạch lạc và dễ hiểu với tất cả mọi người. Nó là một bản Hiến pháp mẫu mực trên nhiều phương diện.
3.2 Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1959 (Đã được Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 31/12/1959)
+ Ra đời trong khoảng thời gian có nhiều sự kiện chính trị quan trọng làm thay đổi tình hình chính trị, xã hội và kinh tế của đất nước, thực dân Pháp lại gây ra chiến tranh để xâm lược nước ta một lần nữa. Nhân dân ta đã đoàn kết chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, kiên quyết đập tan âm mưu nô dịch của thực dân Pháp và bè lũ tay sai bán nước. Với Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hội nghị Giơnevơ thắng lợi, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng.
+ Gồm có Lời nói đầu và 112 điều chia làm 10 chương.
+ Là sự kế thừa và phát triển của Hiến pháp 1946 trong giai đoạn mới của cách mạng Việt Nam. Nó là cơ sở, nền tảng để xây dựng toàn bộ hệ thống pháp luật ở miền Bắc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
3.3 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980
+ Ra đời trong bối cảnh cuộc tổng tuyển cử cả nước diễn ra, Quốc hội khóa VI đã ra Nghị quyết sửa đổi Hiến Pháp 1959.
+ Bao gồm: Lời nói đầu, 147 điều chia làm 12 chương.
+ Đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử nước ta. Đó là bản Hiến pháp của nước Việt Nam đã hoàn toàn thống nhất, sau hơn hai mươi năm bị chia cắt với những chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Ngoài ra, nó thể hiện ý chí của nhân dân hai miền Nam- Bắc đoàn kết một lòng cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.
3.4. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992.
+ Bởi vì Hiến pháp 1980 tỏ ra không còn phù hợp với tình hình của đất nước, cần có một sự thay thế để thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
+ Gồm Lời nói đầu và 147 điều chia làm 12 chương.
+ Đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lịch sử lập hiến Việt Nam, có ý nghĩa trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc về kinh tế, từng bước và vững chắc về chính trị. Ngoài ra, bản Hiến pháp kế thừa có chắt lọc những tinh hoa của các Hiến pháp trước đó. Đồng thời là bản Hiến pháp vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta.
3.5 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
+ Do Hiến pháp trước đó đã bộc lộ những bất cập so với xu thế hội nhập quốc tế.
+ Có Lời nói đầu, 11 chương với 120 Điều
+ Thể hiện nhất quán quan niệm quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Kế thừa tinh thần của các bản Hiến pháp trước đó với nguyên tắc nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủa nghĩa Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
4. Câu hỏi thường gặp
4.1 Sự khác nhau giữa pháp luật và hiến pháp
Thực chất, thì luật pháp và hiến pháp hoàn toàn khác nhau. Hiến pháp là những đạo luật được xây dựng để giới hạn hành vi thuộc quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo sự tự do và quyền lợi của người dân. Trong khi đó, dựa vào luật pháp, quyền lực nhà nước giới hạn tự do, quyền lợi của người dân. Do đó, để tránh việc quyền lực nhà nước bị lạm dụng, hiến pháp được xây dựng với mục đích để giới hạn quyền lực nhà nước.
4.2 Luật hiến pháp là gì?
Đây là một ngành Luật gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ cơ bản về tổ chức quyền lực Nhà nước về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, chế độ bầu cử, quyền và nghĩa vụ của các công dân, về quốc tịch…. Nó còn có tên gọi khác là Luật Nhà nước.
4.3 Hiến pháp do ai ban hành?
Hiến pháp do Quốc Hội ban hành, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Sau khi tìm hiểu về nội dung liên quan đến hiến pháp và kiến thức về những bản hiến pháp của Việt Nam. Hy vọng rằng bạn đọc đặc biệt là những ai nghiên cứu và quan tâm đến vấn đề lịch sử và pháp luật có thêm nhiều thông tin hữu ích hơn. Nếu quý bạn đọc có thắc mắc liên quan đến bài viết này hay có vấn đề pháp lý cần tư vấn, xin vui lòng liên hệ website: accgroup.vn.
Nội dung bài viết:
Bình luận