Viết khống hóa đơn đỏ bị phạt bao nhiêu

Trong hoạt động kinh doanh, tất cả các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng đều phải lập hóa đơn giá trị gia tăng hay còn gọi là hóa đơn đỏ. Tuy nhiên nhiều chủ thể vì lợi nhuận kinh doanh, vì giảm mức thuế phải đóng mà có những hành vi trái pháp luật liên quan đến xuất hóa đơn đỏ. Trong đó việc sử dụng hóa đơn đỏ khống là phổ biến trong các doanh nghiệp. Do đó, bài viết dưới đây ACC sẽ cung cấp tới bạn đọc thông tin về Viết khống hóa đơn đỏ bị phạt bao nhiêu? Mời quý bạn đọc cùng tham khảo.

Mat Hoa Don Do Co Bi Phat Khong

1. Hóa đơn đỏ là gì?

Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về hóa đơn đỏ là gì. Tuy nhiên thuật ngữ này được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng trong thực tế.

Hóa đơn đỏ- VAT invoice là một tên gọi khác của hóa đơn giá trị gia tăng/hóa đơn VAT. Đây là loại hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc do doanh nghiệp tự in sau khi đã đăng ký mẫu do cơ quan thuế, do bên cung ứng sản phẩm, dịch vụ xuất. Hóa đơn này được dùng làm căn cứ để xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước. 

Số tiền thuế giá trị gia tăng trên hóa đơn đỏ khi mua hàng được gọi là thuế giá trị gia tăng đầu vào. Còn số tiền thuế ghi trên các loại hóa đơn xanh hoặc tím khi mua hàng thì gọi là thuế giá trị gia tăng đầu ra. Nếu thuế GTGT đầu vào của doanh nghiệp lớn hơn đầu thuế GTGT đầu ra thì nhà nước sẽ khấu trừ và hoàn lại mức chênh lệch. Ngược lại, doanh nghiệp cần nộp phần chênh lệch nếu thuế GTGT đầu ra lớn hơn mức đầu vào.

Xuất phát từ màu sắc của liên giao cho khách hàng hoặc người tiêu dùng là màu đỏ hoặc màu hồng mà người ta gọi hóa đơn giá trị gia tăng là hóa đơn đỏ

Hiện nay pháp luật cho phép doanh nghiệp kinh doanh tự in hoặc đặt in hóa đơn và tự thực hiện việc phát hành hóa đơn cho khách hàng hoặc người tiêu dùng. Vai trò của cơ quan thuế chỉ phát hành hóa đơn lẻ, biên lai thu phí, lệ phí theo luật định và có vai trò quản lý việc phát sinh và sử dụng hóa đơn của đơn vị.

Xem thêm: Hóa đơn đỏ là gì? 

2. Hóa đơn đỏ khống là gì?

Trên thực tế, hóa đơn khống được hiểu đơn giản là hóa đơn được lập nhưng nội dung trong đó một phần hoặc toàn bộ là không có thật. Điều này đã được quy định tại Khoản 9, Điều 3 của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP.

Tại khoản 10, Điều 3 của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Chính Phủ cũng khẳng định việc lập hóa đơn khống chính là hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp. Do đó, nếu các đơn vị kinh doanh dù vô tình hay cố ý khai khống hóa đơn sẽ bị mặc định là vi phạm pháp luật và phải chịu xử phạt theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Do đó, có thể hiểu hóa đơn đỏ khống là hóa đơn được lập nhưng nội dung trong đó không có thực một phần hoặc toàn bộ.

4. Quy định xử phạt khi xuất hóa đơn đỏ khống

Hoạt động xuất hóa đơn đỏ khống là hành vi bất hợp pháp, và phải chịu xử phạt theo quy định của pháp luật. Tùy vào từng trường hợp, mức độ vi phạm, cá nhân, đơn vị kinh doanh sẽ phải chịu mức xử phạt mua bán hóa đơn đỏ khống khác nhau. 

3.1. Sử dụng hóa đơn đỏ khống không nhằm mục đích trốn thuế, gian lận thuế

Căn cứ vào Khoản 5, Điều 11, Thông tư số 10/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, bất hợp pháp hóa đơn và các trường hợp cụ thể xác định là sử dụng hóa đơn bất hợp pháp hay sử dụng bất hợp pháp hóa đơn không nhằm mục đích trốn thuế, gian lận thuế, theo đúng quy định pháp luật hiện hành, thì đơn vị kinh doanh sẽ phải chịu phạt từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Mức phạt này không áp dụng đối với hành vi:

- Không lập đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn.

- Không lập Thông báo phát hành hóa đơn trước khi đưa vào sử dụng.

3.2. Sử dụng hóa đơn đỏ khống nhằm mục đích trốn thuế, gian lận thuế

  • Xử phạt DN trốn thuế, gian lận thuế dưới 100 triệu đồng

Đối với các DN trốn thuế, gian lận thuế dưới 100 triệu đồng thì sẽ bị xử phạt theo số lần tính trên tiền thuế đã trốn/gian lận theo đúng quy định tại Thông tư số 166/2013/TT-BTC .

Tại Điều 13, Thông tư số 166/2013/TT-BTC, Bộ Tài chính đã quy định mức phạt với trường hợp này như sau:

- Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế đã trốn/gian lận với các doanh nghiệp vi phạm lần đầu. Trừ trường hợp xử phạt đối với các hành vi khai sai dẫn tới thiếu thuế tại Khoản 1, Điều 12 của Thông tư này.

- Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế đã trốn/gian lận khi có một trong những hành vi trốn/gian lận thuế tại Khoản 1, Điều 13 của Thông tư này. Áp dụng với các trường hợp: vi phạm lần đầu có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai có tình tiết giảm nhẹ.

- Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn/gian lận đối với DN có hành vi trốn/gian lận thuế theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 của Thông tư này. Áp dụng với các trường hợp: vi phạm lần thứ hai có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết giảm nhẹ.

- Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn/gian lận đối với DN có hành vi trốn/gian lận thuế theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 của Thông tư này. Áp dụng với các trường hợp: vi phạm lần thứ hai nhưng chỉ có 01 tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba không có tình tiết giảm nhẹ.

- Phạt tiền 3 lần tính trên số thuế trốn/gian lận đối với DN có hành vi trốn/gian lận thuế theo quy định tại Khoản 1, Điều 13 của Thông tư này. Áp dụng với các trường hợp: vi phạm lần thứ hai từ 2 tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc lần thứ tư trở đi.

Ngoài ra, đối với tất cả các trường hợp vi phạm và bị xử phạt trên thì sẽ bắt buộc phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ số tiền thuế trốn, gian lận vào ngân sách nhà nước.

Số tiền thuế trốn, gian lận theo quy định tại Điều này là số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra.

  • Xử phạt DN trốn thuế, gian lận thuế trên 100 triệu đồng

Căn cứ vào Điều 200, Mục 2 của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, ban hành ngày 27/11/2015, các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế từ 100 triệu đồng trở lên thì đơn vị kinh doanh đó sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi này của mình. Cụ thể:

+ Phạt tiền từ 100 - 500 triệu hoặc phạt tù 3 tháng - 2 năm đối với các cá nhân thực hiện một trong những hành vi trốn thuế được quy định bởi pháp luật, với số tiền từ 100 - 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án tội này hoặc các tội trong quy định tại các Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

+ Phạt tiền từ 500 triệu - 1,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 - 3 năm tù đối với các trường hợp phạm tội trốn thuế quy định tại Khoản 2, Điều 200, Mục 2 của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13.

+ Phạt tiền từ 1,5 - 4,5 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2-7 năm đối với trường hợp phạm tội trốn thuế từ 1 tỷ đồng trở lên.

Ngoài ra, cũng theo Điều 200, Mục 2 của Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13, Quốc Hội khẳng định người phạm tội có thể bị phạt từ 20-100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, cấm làm công việc nhất định từ 1-5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Đối với các pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế sẽ bị xử phạt theo đúng Khoản 5, Điều 2, Mục 2 của Bộ luật hình sự này.

 

Trên đây là tất cả thông tin về Viết khống hóa đơn đỏ bị phạt bao nhiêu? mà ACC Group cung cấp tới các bạn đọc giả. Nếu Quý đọc giả có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào liên quan đến bài viết hãy liên hệ với Công ty Luật ACC để nhận được sự hỗ trợ từ đội ngũ tác giả. Chúng tôi luôn sẵn lòng giải đáp thắc mắc của Quý bạn đọc. Trân trọng!

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo