Viện kiểm sát có quyền truy tố bị can [Chi tiết 2023]

Trong tố tụng hình sự, Viện kiểm sát đóng vai trò trong việc thực hiện quyền công tố, bảo đảm pháp luật được thực thi nghiêm chỉnh, đúng đắn và có tính thống nhất. Một trong những nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong hoạt động Tố tụng là đưa ra quyết định truy tố bị can, bản cáo trạng để nhằm xét xử đúng người, đúng tội danh; xác định đúng giới hạn xét xử của tòa án. Đây cũng là một trong những đặc trưng khi thể hiện chức năng thực hành quyền công tố của Viện kiểm sát. Hiện nay, pháp luật quy định về quyết định truy tố và bản cáo trạng như thế nào? Quyết định truy tố và bản cáo trạng có những nội dung gì?

715978957_00af036ebb7ef8bba1e1c7f4f6c24762(1)
Viện kiểm sát có quyền truy tố bị can [Chi tiết 2023]

1. Truy tố là gì theo quy định của pháp luật?

Truy tố là giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó Viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm đưa bị can ra trước tòa án để xét xử hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết đúng đắn vụ án hình sự.

Thẩm quyền truy tố được xác định theo quy định tại Điều 239 BLTTHS năm 2015 như sau:

– Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án.

+ Trường hợp vụ án không thuộc thẩm quyền truy tố của mình, Viện kiểm sát ra ngay quyết định chuyển vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền. Việc chuyển vụ án cho Viện kiểm sát ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc ngoài phạm vi quân khu do Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu quyết định.

+ Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp trên quyết định việc truy tố. 

Chậm nhất là 02 tháng trước khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát cấp trên phải thông báo cho Viện kiểm sát cấp dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án để cử Kiểm sát viên tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án. 

Ngay sau khi quyết định truy tố, Viện kiểm sát cấp trên ra quyết định phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng, Viện kiểm sát cấp dưới có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo đúng quy định của Bộ luật này.

– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đã kết thúc điều tra vụ án, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác.

2. Thời hạn áp dụng quyết định việc truy tố

Căn cứ theo Điều 240 BLTTHS năm 2015, trong thời hạn 20 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, 30 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ ngày nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong các quyết định:

Truy tố bị can trước Tòa án;

Trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung;

Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can.

+ Trường hợp cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thể gia hạn thời hạn quyết định việc truy tố nhưng không quá 10 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá 15 ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 30 ngày đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

+ Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra một trong các quyết định quy định nêu trên, Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can, bị hại biết việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung; giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can và gửi cho Cơ quan điều tra, người bào chữa bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can; thông báo cho bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

+ Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn giao bản cáo trạng, quyết định đình chỉ vụ án hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ án cho bị can hoặc người đại diện của bị can có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.

Các quyết định nêu trên phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cấp trên. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ các quyết định đó nếu thấy không có căn cứ hoặc trái pháp luật và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới ra quyết định đúng pháp luật. 

3. Quy định về bản cáo trạng trong tố tụng hình sự

Bản cáo trạng là văn bản tố tụng có giá trị pháp lý do Viện kiểm sát lập ra khẳng định việc truy tố bị can ra trước tòa án để xét xử. Bản cáo trạng phải được giao cho bị can và lưu trong hồ sơ vụ án. Hay đây là quyết định của viện kiểm sát truy tố bị can trước tòa án.

Nội dung của bản cáo trạng phải bao gồm: số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản; căn cứ ban hành văn bản; nội dung của văn bản; họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu theo quy định tại Điều 132 BLTTHS năm 2015.

Bản cáo trạng sẽ được kiểm sát viên công bố trước phiên tòa xét xử 

Trong thời hạn 03 ngày từ ngày Viện kiểm sát ra quyết định truy tố bị can trước tòa án hoặc trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung hoặc đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với bị can thì Viện kiểm sát phải thông báo cho bị can, người bào chữa hoặc người đại diện của bị can, bị hại, biết việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung; giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can và gửi cho cơ quan điều tra, người bào chữa bán cáo trạng.

Trường hợp vụ án phức tạp thì thời gian giao bạn cáo chat cho bị can hoặc người đại diện của bị can có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.

4. Quyết định truy tố và bản cáo trạng

Căn cứ theo Điều 243 BLTTHS năm 2015 Viện kiểm sát quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.

Bản cáo trạng ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; những chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; những tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

Phần kết luận của bản cáo trạng ghi rõ tội danh và điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng.

Bản cáo trạng phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra cáo trạng; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra bản cáo trạng.

Việc chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án theo quy định được thực hiện như sau:

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra bản cáo trạng, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án. 

Trường hợp vụ án phức tạp thì thời hạn chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày.

Trường hợp vụ án có bị can bị tạm giam thì trước khi hết thời hạn tạm giam 07 ngày thì Viện kiểm sát thông báo cho Tòa án biết để xem xét, quyết định việc tạm giam bị can khi nhận hồ sơ vụ án.

5. Viện kiểm sát có quyền truy tố bị can [Chi tiết 2023]

Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn truy tố có mối quan hệ khăng khít, hỗ trợ lẫn nhau. Hoạt động kiểm sát trong giai đoạn truy tố có tính phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm, tội phạm xảy ra và có mối quan hệ trực tiếp đến hiệu quả đấu tranh chống tội phạm. Hoạt động kiểm sát trong giai đoạn truy tố là tiền đề, nền tảng đảm bảo cho việc quyết định truy tố bị can đúng pháp luật và đạt được hiệu quả cao.

Ở giai đoạn truy tố, cơ quan có thẩm quyền chủ yếu đối với việc giải quyết vụ án là Viện kiểm sát, nên hoạt động kiểm sát trong giai đoạn này chủ yếu hướng đến người tham gia tố tụng, cơ quan tổ chức hữu quan. Trong công tác này, Viện kiểm sát phát hiện những hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp có vi phạm pháp luật, tùy từng trường hợp mà Viện kiểm sát ban hành yêu cầu, kiến nghị hoặc có biện pháp xử lý nghiêm minh người vi phạm pháp luật đó. Trường hợp nếu phát hiện sơ hở, thiếu sót trong hoạt động quản lý thì kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan khắc phục.

Trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, Viện kiểm sát không chỉ thực hiện việc buộc tội người thực hiện hành vi phạm tội ra trước Tòa án để xét xử mà để góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm còn rất nhiều biện pháp khác nhau như Viện kiểm sát kiến nghị với Cơ quan điều tra khắc phục vi phạm trong hoạt động điều tra, kiến nghị cơ quan Công an tăng cường tuần tra, kiểm soát giao thông, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm giao thông nhằm giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông, kiến nghị chính quyền địa phương trong công tác hòa giải ở cơ sở, không để mâu thuẫn, bức xúc kéo dài trong nhân dân.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo