Cho ví dụ về thừa kế có yếu tố nước ngoài [Chi tiết 2024]

Hiện nay, việc người thừa kế tranh chấp di sản của người đã chết đang là một vấn đề khá phổ biến và cần sự giải quyết của Tòa án. Trong đó, thừa kế có yếu tố nước ngoài cũng là một vấn đề mà một số người quan tâm đến. Vậy, pháp luật đã quy định như thế nào về về thừa kế có yếu tố nước ngoài và ví dụ về thừa kế có yếu tố nước ngoài là gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Thừa Kế Có Yếu Tố Nước Ngoài

Thừa kế có yếu tố nước ngoài

1. Thừa kế là gì?

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự, thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại được gọi là di sản. Thừa kế được chia thành thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Trong đó:

- Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc được quy định tại chương XXII của Bộ luật dân sự năm 2015.

- Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản thừa kế của người đã chết cho người sống theo quy định của pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Thừa kế theo pháp luật được quy định tại chương XXIII của Bộ luật dân sự năm 2015.

2. Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài

- Người để lại di sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Người thừa kế di sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

- Di sản thừa kế ở nước ngoài.

Theo quy định tại Điều 767 Bộ luật Dân sự năm 2005 về Thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài quy định như sau:

+ Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

+ Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

+ Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó.

+ Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

3. Áp dụng pháp luật khi thừa kế có yếu tố nước ngoài

Theo quy định tại Điều 767 Bộ Luật Dân sự năm 2005 về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài quy định như

- Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người đễ lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

- Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.

- Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó. • Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.

Quy trình khai nhận di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài được quy định cụ thể tại Luật Công chứng 2014 và Nghị định 29/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng. Việc thoả thuận phân chia di sản. Việc khai nhận di sản phải được niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản. Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 57 Luật Công chứng 2014.

4. Thủ tục nhận thừa kế có yếu tố nước ngoài

Khi được thừa kế di sản có yếu tố nước ngoài, người được thừa kế chuẩn bị hồ sơ khai nhận thừa kế gửi đến văn phòng công chứng hoặc UBND nơi có di sản thừa kế.

Hồ sơ cần có những giấy tờ sau đây:

- Đơn yêu cầu công chứng

- Giấy chứng tử của bệnh viện hoặc của chính quyền địa phương xác nhận

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, đăng kí xe, giấy tờ chứng minh tài sản là di sản khác (nếu có)

- Sơ đồ nhà đất, trích lục thửa đất được công chứng chứng thực

- Di chúc, hoặc văn bản phân chia di sản thừa kế giữa những người được nhận thừa kế có công chứng

- Giấy đăng kí kết hôn; sổ hộ khẩu; giấy khai sinh; Chứng minh nhân dân; tài liệu giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người cho thừa kế và người nhận thừa kế.

Sau khi hoàn tất hồ sơ khai nhận thừa kế, Văn phòng công chứng hoặc UBND nơi có di sản thừa kế sẽ xem xét, thẩm định hồ sơ. Nếu hợp pháp sẽ tiến hành công chứng, chứng thực văn bản chia di sản thừa kế.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Cha mẹ nuôi có được hưởng di sản thừa kế từ người đã mất hay không?

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định cha nuôi, mẹ nuôi là người thừa kế theo pháp luật. Như vậy, cha mẹ nuôi có quyền hưởng di sản thừa kế mà người mất để lại.

Thời điểm mở thừa kế là khi nào?

Theo Điều 611 Bộ luật dân sự quy định thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

Thừa kế theo pháp luật là như thế nào?

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).

Trên đây là thông tin về vấn đề thời hạn chia tài sản thừa kế, nếu các bạn có những thắc mắc liên quan đến thừa kế, hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Nội dung bài viết:

    Hãy để lại thông tin để được tư vấn

    comment-blank-solid Bình luận

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo