Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quy trình trao đổi hàng hóa diễn ra ngày càng lớn đồng thời các chủng loại hàng hóa cũng ngày càng phong phú, phương thức trao đổi trở nên đa dạng hơn. Vậy thị trường là gì? Ví dụ về thị trường? Mời quý bạn đọc cùng ACC tìm hiểu nội dung này trong bài viết dưới đây.
1. Thị trường là gì?
Thị trường là nơi chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và giá cả cần thiết của hàng hóa, dịch vụ. Thực chất, thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm năng cùng có một yêu cầu cụ thể nhưng chưa được đáp ứng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu đó.
Khác với trong kinh tế, theo Marketing, thị trường là nơi tập hợp những người mua, chứ không bao gồm người bán. Chính vì vậy, thị trường trong marketing chỉ xem xét đến tập hợp người mua nên chỉ tập trung nghiên cứu vào những tác động dẫn đến hành vi mua hàng.
2. Ví dụ về thị trường
Ví dụ về thị trường trong bán hàng: Nếu bán hàng đúng nơi thì sẽ thu được thành quả, tức là việc bán hàng sẽ đem lại nhiều lợi nhuận hơn, ngược lại, nếu sai thị trường thì sẽ không nhận được gì, thậm chí tốn chi phí và thời gian.
Rõ ràng, nếu không hiểu rõ nhu cầu khách hàng của mình sẽ chẳng thể bán bất cứ điều gì. Những người khách hàng mục tiêu sẽ cảm thấy bị tổn thương nếu chỉ tập trung bán hàng mà không để tâm đến nhu cầu của họ.
Người bán hàng giỏi sẽ là người khéo léo khai thác nhu cầu của khách hàng và cố gắng nhất để đem lại lợi ích cho họ.
Ví dụ: Có hai người đều bán bóng đèn cho các hộ trang trại nuôi gà.
Người A: Đến trang trại và giới thiệu mình bán bóng đèn, bóng tốt thế nào, dây chuyển sản xuất ra sao, công nghệ gì,… Nói xong quá ức chế người chủ trang trại đã đuổi đi.
Người B: Người này thì khác, anh ta giới thiệu mình đến từ đâu. Hôm nay đến để mua trứng gà và xin phép đi thăm trang trại gà. Nghe bà chủ trang trại kể về loại gà của mình. Căn cứ vào tình trạng chiếu sáng của trang trại để gợi ý mua thêm thiết bị chiếu sáng, giúp gà sinh sản nhiều hơn, lợi nhuận cao hơn. Bà chủ trang trại nghe xong, đặt luôn hợp đồng.
3. Ví dụ về các loại thị trường
- Theo mô hình kinh tế học: Thị trường độc quyền, Thị trường cạnh tranh.
- Theo lĩnh vực kinh doanh: Thị trường nông nghiệp, thị trường công nghiệp, thị trường chăn nuôi, thị trường đánh bắt,...
- Theo loại hình sản phẩm: Thị trường thực phẩm, thị trường giày dép, thị trường quần áo, thị trường xe máy, thị trường dịch vụ spa, thị trường chứng khoán...
- Theo loại hình khách hàng: Thị trường tiêu dùng, thị trường doanh nghiệp
- Theo phương thức phân phối: Thị trường bán lẻ, thị trường bán buôn
- Theo phương thức liên hệ và trao đổi: Thị trường online, thị trường offline
- Theo cơ sở pháp lý: Thị trường chợ đen, thị trường hợp pháp
- Theo vị trí địa lý: Thị trường trong nước, thị trường quốc tế
3. Chức năng của thị trường
Thị trường có một số chức năng như sau:
– Ấn định giá cả của sản phẩm, đảm bảo sao cho số lượng hàng mà những người muốn mua bằng số lượng hàng mà người bán muốn bán. Không thể xem xét giá cả và số lượng một cách tách biệt. Giá cả thị trường chi phối xã hội trong việc chọn mua cái gì, mua như thế nào và mua cho ai.
– Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa (giá trị sử dụng xã hội) và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa đó có bán được hay không, bán với giá thế nào.
– Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến động của nhu cầu xã hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu của các loại hàng hóa, giá cả, tình hình cung cầu về các loại hàng hóa.
– Kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
4. Yếu tố cấu thành thị trường
Để một thị trường có thể tồn tại thì cần đạt đủ những yếu tố sau:
- Chủ thể của thị trường là bên mua, bên bán, bên trao đổi trung gian và người quản lý thị trường. Những chủ thể này giúp quá trình trao đổi của thị trường được vận hành tốt nhất, và thị trường không thể được hình thành nếu thiếu một trong các bên là bên bán hoặc bên mua.
- Khách thể của thị trường là những sản phẩm được trao đổi (hàng hóa hoặc dịch vụ) và tiền tệ. Những sản phẩm được trao đổi được gọi là hàng hoá, hàng hoá được sản xuất ra để phục vụ nhu cầu của con người và con người sẽ bỏ một khoản tiền để mua được hàng hoá đó.
- Ngoài ra để một thị trường ổn định thì cần có giá cả cụ thể để con người xác định giá trị trao đổi với nhau. Giá cả có thể được thay đổi lên xuống tuỳ thuộc và các yếu tố cung - cầu với nhau. Nếu cung lớn hơn cầu thì hàng hoá sẽ mất giá vì nhu cầu người dùng không còn phù hợp với sản phẩm đó nữa. Còn nếu cầu lớn hơn cung thì hàng hoá sẽ được tăng giá do số lượng hàng hoá ít mà nhu cầu người dùng lại quá cao.
Trên đây là nội dung bài viết Ví dụ về thị trường. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp cho quý độc giả những thông tin hữu ích. Nếu có thắc mắc hay cần tư vấn, hãy liên hệ với công ty luật ACC để chúng tôi có thể giải đáp cho quý bạn đọc một cách nhanh chóng nhất.
Nội dung bài viết:
Bình luận