Ví dụ về thế giới quan duy vật [Cập nhập 2024]

Thế giới quan có 2 trạng thái là thế giới quan quy vật và thế giới quan duy tâm. Vậy thế giới quan là gì? Ví dụ về thế giới quan duy vật?

Thế giới quan là gì?

Giáo trình Triết học Mác- Lenin giải thích về thế giới quan như sau: “Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó. Trong thế giới quan có sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đã trở thành niềm tin định hướng cho hoạt động của con người”.

Có thể thấy thế giới quan chính là kim chỉ nam định hướng cho cuộc sống của con người, từ nhận thức đến hành động thực tiễn, giúp xác định hệ tư tưởng, lý tưởng, lối sống của bản thân. Trong thế giới quan có sự hoà nhập giữa tri thức và niềm tin. Tri thức là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan, song nó chỉ gia nhập thế giới quan khi nó đã trở thành niềm tin định hướng cho hoạt động của con người.

*

Nguồn gốc của thế giới quan

Thế giới quan ra đời từ chính cuộc sống của con người. Có thể thất tất cả hoạt động của con người đều bị chi phối bởi một thế giới quan nhất định. Những yếu tố chính cấu thành nên thế giới quan đó là tri thức, lý trí, niềm tin và tình cảm. Chúng liên kết với nhau thành một thể thống nhất và chi phối đến cả nhận thức lẫn hành động thực tiễn của con người.

Phân loại thế giới quan

Xét theo quá trình phát triển thì có thể chia thế giới quan thành ba loại hình cơ bản: Thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.

Thế giới quan huyền thoại là phương thức cảm nhận thế giới của người nguyên thủy. Ở thời kỳ này, các yếu tố tri thức và cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thật và cái ảo, cái thần và cái người, v.v. của con người hoà quyện vào nhau thể hiện quan niệm về thế giới.

Trong thế giới quan tôn giáo, niềm tin tôn giáo đóng vai trò chủ yếu; tín ngưỡng cao hơn lý trí, cái ảo lấn át cái thực, cái thần vượt trội cái người.

Thế giới quan triết học ra đời trong điều kiện trình độ tư duy và thực tiễn của con người có bước phát triển cao hơn so với thế giới quan huyền thoại và tôn giáo. Điều đó làm cho tính tích cực của tư duy con người có bước chuyển về chất. Thế giới quan triết học được xây dựng dựa trên hệ thống lý luận, khái niệm, phạm trù, quy luật. Không đơn giản chỉ là nói lên quan điểm của con người về thế giới, thế giới quan triết học còn nỗ lực tìm các giải thích, chứng minh tính đúng đắn của các quan điểm đó bằng lý luận, logic.

Ví dụ thế giới quan

Để làm rõ các nội dung của vấn đề thế giới quan bài viết xin đưa ra ví dụ về thế giới quan theo từng loại thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.

+ Đối với thế giới quan huyền thoại thì dân tộc Việt Nam có truyền thuyết Lạc Long Quân- Âu Cơ để giải thích về nguồn gốc của dân tộc với 100 anh em, 50 theo cha lên núi và 50 theo mẹ xuống biển hay truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh giải thích hiện tượng mưa lũ của nước ta….

+ Thế giới quan tôn giáo giải thích dựa trên cơ sở thừa nhận sự sáng tạo của một loại năng lực thần bí, siêu nhiên. Theo Kinh thánh, Thiên Chúa là đấng đã sáng tạo ra vũ trụ, muôn loài trong 6 ngày và ngày thứ 7 Ngài nghỉ ngơi. Ông Adam và bà Eva không nghe lời Thiên Chúa đã ăn trái của “cây biết điều thiện điều ác” (trái cấm) nên bị Thiên Chúa đuổi khỏi Vườn địa đàng. Hai người này truyền tội lỗi (gọi là tội tổ tông, nguyên tội) cho con cháu là loài người. Bởi loài người mang tội, Thiên Chúa đã giáng sinh làm người và chịu khổ hình để loài người được hòa giải với Thiên Chúa.

+ Thế giới quan triết học được xây dựng dựa trên hệ thống lý luận, phạm trù, quy luật. Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ của vật chất. Trái Đất còn được biết tên với các tên gọi “hành tinh xanh”, là nhà của hàng triệu loài sinh vật, trong đó có con người và cho đến nay nó là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống.

Chủ nghĩa duy vật là gì?

Chủ nghĩa duy vật là một trong những trường phái triết học lớn trong lịch sử, bao gồm trong đó toàn bộ các học thuyết triết học được xây dựng trên lập trường duy vật trong việc giải quyết vấn để cơ bản của triết học: vật chất là tính thứ nhất, ý thức hay tinh thần chỉ là tính thứ hai của mọi tồn tại trong thế giới; cũng tức là thừa nhận và minh chứng rằng: suy đến cùng, bản chất và cơ sở của mọi tồn tại trong thế giới tự nhiên và xã hội chính là vật chất.

Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm và niềm tin định hướng hoạt động của con người trong cuộc sống. Có nhiều loại thế giới quan: thế giới quan thần thoại, thế giới quan tôn giáo, thế giới quan triết học…

Sự phát triển của chủ nghĩa duy vật

Chủ nghĩa duy vật đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại và cho đến nay, lịch sử phát triển của nó luôn gắn liền với sự phát triển của khoa học và thực tiễn, tồn tại dư­ới nhiều hình thức khác nhau.

Chủ nghĩa duy vật cổ đại mang tính chất phác, ngây thơ, xuất phát từ giới tự nhiên để giải thích thế giới. Hạn chế của nó là còn mang tính trực quan, trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã đồng nhất vật chất với một hay một số chất cụ thể. Ví dụ ­quan niệm của Talét, Hêraclit, Đêmôcrit…

Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII – XVIII: Do ảnh hư­ởng của Cơ học cổ điển nên chủ nghĩa duy vật thời kỳ này chịu sự tác động mạnh mẽ của ph­ương pháp tư­ duy siêu hình, máy móc – phư­ơng pháp nhìn nhận thế giới trong trạng thái biệt lập, tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực, nh­ng CNDV siêu hình vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống lại thế giới quan duy tâm và tôn giáo. Ví dụ như­ quan niệm của Niutơn, Bêcơn và các nhà duy vật Pháp thế kỷ XVIII.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó đư­ợc V.I. Lênin tiếp tục phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trư­ớc đó và vận dụng các thành tựu của khoa học đ­ương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng ngay từ khi mới ra đời đã khắc phục đ­ược những hạn chế của chủ nghĩa duy vật tr­ước đó, thể hiện là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Nó không chỉ phản ánh đúng đắn hiện thực mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp các lực l­ượng tiến bộ trong xã hội cải tạo hiện thực ấy.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập là hình thức – trình độ phát triển cao nhất của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học.

 

 

Ví dụ thế giới quan duy vật

– Các ví dụ về thế giới quan duy vật:

– Con người tiến hóa từ loài vượn cổ

– Trái Đất có trước rồi mới có con người

– Tre già măng mọc

– Sau khi tan học, Hồng phải chạy xe máy trên quãng đường 7km từ trường để về đến nhà. Trên quảng đường mà Hồng đi qua đó, tất cả sự thay đổi trong quãng đường mà Hồng đi từ trường đến nhà được coi là sự thay đổi về “lượng”. Đến khi Hồng về đến nhà thì đó mới gọi là có thay đổi về “chất”.

Nội dung bài viết:

    Đánh giá bài viết: (424 lượt)

    Để lại thông tin để được tư vấn

    Họ và tên không được để trống

    Số điện thoại không được để trống

    Số điện thoại không đúng định dạng

    Email không được để trống

    Vấn đề cần tư vấn không được để trống

    Bài viết liên quan

    Phản hồi (0)

    Hãy để lại bình luận của bạn tại đây!

    084.696.7979 19003330 Báo giá Chat Zalo