Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được người dân sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thế chấp tài sản . Bài viết này ACC sẽ cung cấp cho bạn đọc ví dụ về thế chấp tài sản, qua đó giúp bạn hiểu rõ hơn về thế chấp tài sản và quy định pháp luật về thế chấp tài sản
Ví dụ về thế chấp tài sản
I. Thế chấp tài sản là gì
Thế chấp là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự truyền thống của pháp luật dân sự việt Nam. Điều 317, Bộ luật dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:
"1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp."
Tài sản thế chấp là đối tượng của hợp đồng thế chấp, là bất kỳ loại tài sản nào trừ trường hợp pháp luật cấm hoặc các bên không lựa chọn là tài sản dùng để thế chấp, tài sản thế chấp phải thuộc sở hữu của bên thế chấp và tài sản thế chấp không được chuyển giao cho bên nhận thế chấp. Quy định chi tiết về tài sản thế chấp tại Điều 318, Bộ luật dân sự 2015:
"1. Trường hợp thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ của bất động sản, động sản đó cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản đó thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất mà tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp. Tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm trực tiếp cho bên nhận thế chấp khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Trường hợp bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp."
Xem thêm chi tiết về thế chấp tài sản tại đây.
Thế chấp tài sản có những đặc điểm cụ thể sau đây:
- Không có sự chuyển giao trạng thái về tài sản thực hiện thế chấp mà chỉ chuyển giao cho ngân hàng toàn bộ các giấy tờ gốc chứng nhận quyền sở hữu về tài sản đó. Trong thời gian thực hiện việc thế chấp tài sản, bên thế chấp sẽ có quyền sử dụng tài sản đó.
- Tài sản được dùng trong thế chấp chủ yếu là các bất động sản hoặc các phương tiện giao thông cơ giới hoặc các mặt hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh…
- Tài sản thực hiện việc thế chấp có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.
- Việc thế chấp về quyền sử dụng đất sẽ được thực hiện theo quy định về thế chấp quyền sử dụng đất quy định tại Bộ luật dân sự, Luật đất đai và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Tài sản thực hiện thế chấp do bên thế chấp giữa các bên có thể thực hiện thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.
II. Những loại tài sản được thế chấp
Xác định tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là vấn đề được đặt ra trong tất cả các trường hợp xác lập giao dịch bảo đảm. Tuy nhiên, ý nghĩa của vấn đề chỉ đặc biệt nổi rõ trong trường hợp thế chấp tài sản. Lý do chính là với biện pháp này, thì tài sản bảo đảm, trên nguyên tắc, vẫn do người thế chấp nắm giữ và sử dụng, khai thác trong những điều kiện bình thường. Chủ nợ nhận thế chấp đứng trước nguy cơ tài sản bảo đảm bị giảm sút giá trị, thậm chí không còn, khiến việc thực hiện biện pháp bảo đảm để thu hồi nợ có thể gặp khó khăn.
Nguyên tắc xác định tài sản thế chấp bao gồm tài sản bảo đảm nói chung và nói riêng được quy định tại Điều 295, Bộ luật dân sự 2015:
" Điều 295. Tài sản bảo đảm
1. Tài sản bảo đảm phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, trừ trường hợp cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu.
2. Tài sản bảo đảm có thể được mô tả chung, nhưng phải xác định được.
3. Tài sản bảo đảm có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai.
4. Giá trị của tài sản bảo đảm có thể lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm."
> Xem thêm: chi tiết những loại tài sản được thế chấp.
III. Ví dụ về thế chấp tài sản
Ví dụ về thế chấp tài sản cụ thể:
Bà Lê Diệu Linh có căn nhà cấp 3 đứng tên bà, vì bà Linh đang rất cần một khoản tiền lớn để chi tiêu cho việc kinh doanh bất động sản nhưng bà lại không có và không có khả năng để xoay sở nên bà đã thế chấp căn nhà này cho phía Ngân hàng để cho bà vay tiền. (Trên thực tế có thể thực hiện thế chấp với các chủ thể khác theo quy định Bộ luật Dân sự)
Việc bà Linh thế chấp căn nhà này bằng cách bà sẽ thực hiện việc chuyển Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) và tài sản gắn liền với đất mang tên bà cho Ngân hàng để đảm bảo về mặt pháp lý rằng nếu bà Linh không có khả năng để thực hiện việc thanh toán khoản tiền mà bà đã vay tại ngân hàng trong một khoảng thời gian cụ thể đã được quy định thì Ngân hàng sẽ tiến hành phát xử lý sản đó.
Để đảm bảo rằng việc thế chấp tài sản làm căn cứ, cơ sở thực hiện nghĩa vụ. Nếu bà Linh đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đúng như thỏa thuận, ông sẽ được nhận lại tài sản nguyên vẹn. Trong khi nếu vi phạm nghĩa vụ, tài sản của bà sẽ bị xử lý theo thỏa thuận.
Trên đây là toàn bộ nội dung về bài viết Ví dụ thế chấp tài sản của ACC cung cấp cho các bạn. Nếu trong quá trình tìm hiểu, bạn đọc còn thắc mắc về nội dung bài viết và cần hướng dẫn về thế chấp tài sản, hãy liên hệ với ACC qua webste:https://accgroup.vn/ để được hướng dẫn, giải đáp thắc mắc.
Nội dung bài viết:
Bình luận