Quần thể là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
Sau đây, xin mời Quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết Ví dụ về quần thể sinh vật [Những điều cần biết] để cùng giải đáp các thắc mắc.
1. Quần thể là gì?
Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
Quá trình hình thành quần thể sinh vật thường trải qua các giai đoạn chủ yếu sau: Đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới. Những cá thể nào không thích nghi được với điều kiện sống của môi trường mới sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đi nơi khác. Những cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống. Giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái, dần dần hình thành quần thể ổn định, thích nghi với điều kiện sống.
Quan hệ trong quần thể là quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. Quan hệ hỗ trợ đảm bảo cho quần thể tồn tại một cách ổn định và khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. Quan hệ cạnh tranh giúp cho số lượng và sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cả quần thể.
Kích thước của quần thể là số lượng (cá thể), khối lượng (g, kg…) hay năng lượng tuyệt đối (kcal, cal) của quần thể, phù hợp với nguồn sống và không gian mà quần thể chiếm cứ.
Kích thước của quần thể trong một không gian và một thời gian nào đó được ước lượng theo công thức:
Nt = N0 + (B – D) + (I – E)
Trong đó:
+ Nt: số lượng cá thể ở thời điểm t
+ N0: số lượng cá thể của quần thể ban đầu t0
+ B: số lượng cá thể do quần thể sinh ra trong thời gian từ t0 đến t
+ D: số lượng cá thể của quần thể bị chết trong thời gian từ t0 đến t
+ I: số lượng cá thể nhập cư trong trong thời gian từ t0 đến t
+ E: số lượng cá thể di cư khỏi quần thể trong thời gian từ t0 đến t
2. Đặc điểm của quần thể
+ Tập hợp nhiều cá thế cùng loài: Quần thể có nhiều cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những thế hệ mới.
+ Không gian sống gọi là nơi sinh sống: các sinh vật trong quần thể cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, và đó được gọi là nơi sống của quần thể.
+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ: Các cá thể trong quần thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc tìm kiếm thức ăn, sinh sản, chống kẻ thù là các điều kiện bất lợi trong môi trường sống, đảm bảo sự tồn tịa ổn định của quần thể, giúp các cá thể trong quần thể khai thác nguồn sống tốt hơn. Bên cạnh quan hệ hỗ trợ thì trong quần thể còn có quan hệ cạnh tranh khi mật độ cá thể của quần thể quá cao, vượt quá khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường sống dẫn đến các cá thể cùng loài cạnh tranh với nhau về thức ăn, nơi ở hay các cá thể đực giành các cá thể cái trong mùa sinh sản…
+ Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật cỏ trong một đơn vị diện tích hay thể tích. Mật độ quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào chu kì sống của sinh vật. Mật độ quần thể tăng khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào; mật độ quần thể giảm mạnh do những biến động bất thường của điều kiện sống như lụt lội, cháy rừng hoặc dịch bệnh…
+ Tỉ lệ nhóm tuổi: Quần thế gồm có nhiều nhóm tuổi, mỗi nhóm tuổi có ý nghĩa sinh thái khác nhau. Cụ thể như sau:
Nhóm tuổi trước sinh sản: Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể
Nhóm tuổi sinh sản: Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định đến mức sinh sản của quần thể
Nhóm tuổi sau sinh sản: Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
+ Tỉ lệ giới tính: Tỉ lệ giới tính là tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực/cá thể cái. Ở đa số động vật, tỉ lệ đực/cái ở giai đoạn trứng hoặc con non mới nở thường là 50 con đực/50 con cái. Một ít loài động vật có xương sống có số lượng cá thể sơ sinh giống đực thường cao hơn giống cái đôi chút.
3. Ví dụ về quần thể
Sau khi đã giúp quý bạn đọc nắm rõ về quần thể sinh vật là gì, đặc điểm của quần thể sinh vật, sau đây chúng tôi sẽ lấy ví dụ về quần thể sinh vật:
Ví dụ về quần thể sinh vật: đàn ngựa vằn, đàn linh dương, đàn bò rừng, đàn chim cánh cụt, đàn cò, đàn ong, đàn trâu rừng…
Ví dụ không phải là quần thể sinh vật: 2 con chim sẻ cùng sống với nhau trong rừng, 1 con cá heo sống dưới đại dương.
Tóm lại, quần thể sinh vật là những sinh vật sống theo bầy đàn, còn những loài không sống theo bầy đàn thì không phải là quần thể sinh vật.
4. Câu hỏi thường gặp
4.1. Quần xã sinh vật là gì?
Quần xã sinh học (quần xã sinh vật) được hiểu cơ bản chính là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong một sinh cảnh, vào một khoảng thời gian nhất định.
4.2. Quần xã sinh học trong tiếng Anh là gì?
Quần xã sinh học trong tiếng Anh là Community.
4.3. Xã hội là gì?
Xã hội là từ ngữ được sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Xã hội và con người có mối quan hệ mật thiết với nhau, có con người mới có xã hội; mặt khác xã hội tồn tại và phát triển theo sự tồn tại và phát triển của con người.
Trên đây là nội dung về Ví dụ về quần thể sinh vật [Những điều cần biết] mà ACC cung cấp đến bạn đọc. Trong quá trình tìm hiểu về vấn đề này, nếu có thắc mắc, vui lòng truy cập website https://accgroup.vn/ để được tư vấn, hỗ trợ.
Nội dung bài viết:
Bình luận