Chính sách phí, lệ phí gắn liền với các thủ tục hành chính và có ảnh hưởng lớn đối với kinh tế - xã hội của đất nước. Chính vì vậy, mọi người nên hiểu rõ một số quy định cần lưu ý về phí và lệ phí. Hãy cùng ACC tìm hiểu về điều này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Khái niệm phí, lệ phí
Phí và lệ phí là 2 khái niệm thường bị nhầm lẫn, theo Điều 3 Luật Phí và lệ phí 2015, phí và lệ phí được định nghĩa như sau :
- Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công được quy định trong Danh mục phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí.
- Lệ phí là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước được quy định trong Danh mục lệ phí ban hành kèm theo Luật Phí và lệ phí.
2. Phân biệt phí và lệ phí
Tiêu chí |
Phí |
Lệ phí |
Khái niệm | Là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả nhằm cơ bản bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cung cấp dịch vụ công. | Là khoản tiền được ấn định mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước cung cấp dịch vụ công, phục vụ công việc quản lý Nhà nước.
|
Mục đích | Nhằm bù đắp một phần chi phí đã bỏ ra để thực hiện hoạt động cung ứng hàng hóa, dịch vụ công ngoài khoản mà ngân sách Nhà nước đã hỗ trợ trực tiếp. | Chủ yếu nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lý Nhà nước, đảm bảo quyền lợi về mặt hành chính pháp lý cho người nộp, không dùng để bù đắp chi phí. |
Nguyên tắc xác định mức thu | - Bảo đảm bù đắp chi phí, có tính đến chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;
- Bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân. |
- Được ấn định trước, không nhằm mục đích bù đắp chi phí;
- Riêng mức thu lệ phí trước bạ được tính bằng tỷ lệ % trên giá trị tài sản; - Bảo đảm công bằng, công khai, minh bạch và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân. |
Thẩm quyền thu | - Cơ quan Nhà nước
- Đơn vị hành chính sự nghiệp - Các tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tư nhân. |
Cơ quan Nhà nước |
3. Các trường hợp được miễn, giảm phí, lệ phí
Theo Điều 10 Luật Phí và lệ phí 2015, các đối tượng được miễn, giảm phí, lệ phí bao gồm 07 nhóm: Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt khác theo quy định.
Đáng chú ý, Điều 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 nêu rõ những trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án cụ thể:
- Người lao động khởi kiện đòi tiền lương, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết những vấn đề bồi thường thiệt hại hoặc vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật;
- Người yêu cầu cấp dưỡng, xin xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
- Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn...
4. Hướng dẫn kê khai, thu, nộp, quyết toán phí, lệ phí
Điều 3 Nghị định số 120/2016/NĐ-CP quy định về kê khai, thu, nộp, quyết toán phí, lệ phí như sau:
- Đối với người nộp: Phải kê khai, nộp phí, lệ phí theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh dựa trên tính chất, đặc điểm của từng khoản phí, lệ phí.
- Tổ chức thu phí, lệ phí thực hiện kê khai, nộp phí, lệ phí thu được như sau:
+ Tổ chức thu lệ phí thực hiện nộp toàn bộ tiền lệ phí thu được vào ngân sách Nhà nước. Tổ chức thu lệ phí thực hiện kê khai, nộp lệ phí theo tháng, quyết toán lệ phí năm theo quy định của pháp luật quản lý thuế.
+ Gửi số tiền phí thu được vào Tài khoản phí chờ nộp tại Kho bạc Nhà nước hằng ngày, tuần hoặc tháng dựa trên số tiền thu được nhiều hay ít, nơi thu phí xa hay gần Kho bạc Nhà nước.
+ Tổ chức thu phí thực hiện kê khai tiền phí thu được theo tháng, quyết toán năm theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và nộp tiền phí phải nộp vào ngân sách Nhà nước, sau khi trừ số tiền phí được để lại.
Như vậy, trong bài viết này, ACC đã cung cấp tới quý độc giả những thông tin cần thiết liên quan đến Ví dụ về phí và lệ . Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác, vui lòng liên hệ ngay với ACC để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!
Nội dung bài viết:
Bình luận